Mốt trao đổi bạn tình
Sau khi trò truyện, uống rượu và nhảy nhót đến mệt nhoài, các cặp đôi bắt đầu trao đổi người yêu cho nhau theo thỏa thuận "3 không"...
Ảnh minh họa. |
Lắc lư, nhảy nhót đến điên cuồng trong các vũ trường không đã, nhiều thanh niên mới lớn đã tìm cảm giác mạnh bằng thú vui: “Trao đổi bạn tình”, học đòi từ các trào lưu thác loạn của nước ngoài.
Ở một số nước, trao đổi bạn tình được coi là mốt thậm chí dịch vụ môi giới cho những đôi có nhu cầu “trao đổi” làm ăn phát đạt đến mức thu lãi hàng triệu đô mỗi năm. Nhưng đó là chuyện của phương Tây.
Với một nước phương Đông mà nền văn hóa vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ những lễ giáo phong kiến như nước ta thì chỉ riêng chuyện tình dục được nói chốn đông người đã là tối kị thì chuyện ấy càng không thể được chấp nhận. Vậy mà “trào lưu” đó đã kịp xuất hiện ở Việt Nam với sự tham gia hưởng ứng của không ít thanh niên “lắm tiền, thừa bệnh hoạn”.
Thích thì... đổi
K.Q mới 19 tuổi nhưng “thâm niên” trong chốn ăn chơi của cậu cũng phải khiến các bậc đàn anh đàn chị nể mặt. Trong nhóm của mình, Q luôn tự hào mình là người đã “tiên phong” trong việc tạo ra trào lưu “Tráo đổi bạn tình”. Mùa hè năm ngoái, thi tốt nghiệp cấp 3 xong, cậu chàng được bố mẹ thưởng cho một chuyến sang Singapore chơi với anh trai đang du học tại một trường đại học bên ấy.
Hơn hai tháng chơi bời tại Đảo quốc sư tử, Q được anh trai đưa đến một câu lạc bộ “kì dị” mà anh cậu là một thành viên tích cực. Gọi là câu lạc bộ nhưng chỉ có khoảng gần một chục đôi yêu nhau tham gia. Cứ khoảng 1 – 2 tháng, các thành viên câu lạc bộ lại họp nhau tại một quán bar quen thuộc.
Sau khi trò truyện, uống rượu và nhảy nhót đến mệt nhoài, các cặp đôi bắt đầu trao đổi người yêu cho nhau theo thỏa thuận. Nếu nói chuyện hợp và hai bên đồng ý, họ có thể đưa nhau đi chơi và qua đêm tùy thích. Cô gái (hoặc chàng trai) là người yêu của họ cũng bắt đầu một hành trình có kết thúc tương tự với một đối tượng là người yêu của một người khác trong câu lạc bộ. Các thành viên này “quan hệ quần hôn” như thế cũng đã được đến hơn một năm trước khi Q. được anh trai dẫn đến tham gia thử cho biết mùi đời.
Thích thú với những trò thác loạn của các thành viên trong câu lạc bộ của ông anh, sau khi về Việt Nam, Q họp ngay nhóm bạn thân thường xuyên “dạt nhà” với mình lại. Thú chơi mới được “phổ biến” với luật lệ “3 không” được đặt ra để đảm bảo “không ai bị thiệt”: không ghen tuông, không bình phẩm và không được “phá” lượt. Nhóm “dạt nhà” với Q toàn những anh chàng, cô nàng “ăn chơi đến giời” nên “đại hội” nhanh chóng “thành công tốt đẹp” với đại đa số “phiếu thuận”. Thế là 3 đôi, cứ tuần tự, lần lượt, theo lịch mà “diễn”.
Cũng khá giống với Q, T.H.G đến với trào lưu “tráo đổi bạn tình” cũng theo con đường du học sinh. Hết cấp ba, thi đại học không đỗ, G. được bố mẹ chạy cho một suất du học ngành Công nghệ Sinh học tại Hoa Kỳ. Vốn tính ăn chơi, sang Mỹ, G cũng không chịu chăm chỉ học hành đáp lại niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh mà nhanh chóng lây nhiễm những thói hư tật xấu của đám du học sinh trong trường.
Sang “bển” vài tháng, G. cặp ngay với một cô nàng gốc Thái có phom chuẩn như vũ nữ Champa. Nhờ có sự “dìu dắt, mối lái” của người đẹp, thay vì ở trên giảng đường và thư viện để học tập và nghiên cứu khoa học, G có mặt nhiều hơn trong các vũ trường, các bar, pub. Cậu nhanh chóng “bắt sóng” và tham gia nhiệt tình vào club (câu lạc bộ) “hoán đổi tình yêu” của một nhóm sinh viên đa sắc tộc. Tối tối, G. “đổi” cô bạn người Thái để “nhận về” khi thì một cô nàng người Ấn, lúc một cô gái Tây Ban Nha, lúc khác lại là nàng da nâu óng ả người Brasil vốn là người yêu của các thành viên khác trong nhóm.
Cả bọn, đủ màu da: trắng, vàng, đen, nâu đến từ nhiều vùng trên thế giới: Đông Âu, Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Mỹ… trượt dài, trượt dài trong những “cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm”.
Trong một lần đánh nhau vì mâu thuẫn tranh giành người đẹp xảy ra trong nhóm cộng với nhiều lỗi vi phạm trước đó, G. bị nhà trường đuổi học. Về nước, “quen mui thấy mùi ăn mãi”, cậu cũng chủ xị luôn một nhóm “tráo đổi bạn tình” như khi còn học ở nước ngoài. “Trò chơi” nhanh chóng được các thành viên khác hưởng ứng và tạo nên một hiệu ứng lan truyền ngầm trong giới ăn chơi.
Một thành viên của câu lạc bộ “tráo đổi” này khi được hỏi đã cho biết: “Thích thì làm thôi! Chơi bời, nhảy nhót lắm cũng chán. Làm “trò” này chả thiệt hại gì mà lại luôn thấy mới mẻ. Với lại, nước ngoài người ta làm đầy ra thế. Có sao đâu?”. Nhưng có đúng thật là không sao?
Trở lại thời nguyên thủy?
Ăn chơi sa đọa, những con người như Q, như G đã tự đưa mình trở về thời kỳ nguyên thủy với chế độ quần hôn man dã. Không kể tới những quy chuẩn đạo đức xã hội, dân tộc mà họ đã cố tình giẫm đạp lên thì riêng việc ngập lụt trong trào lưu thác loạn “tráo đổi bạn tình” đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của những kẻ trong cuộc. Những căn bệnh nguy hiểm, cuộc sống không ngày mai là cái án treo lơ lửng trên đầu những con người này.
Theo Phununet