1. Muối kiến vàng là đặc sản nổi tiếng ở vùng nào Việt Nam?
Tây Nguyên nổi tiếng với văn hoá ẩm thực nhờ vào những nguyên liệu thiên nhiên, đặc biệt là muối kiến vàng. Muối kiến vàng là sự kết hợp kiến giòn dai, trứng kiến béo ngậy. Các nguyên liệu khi trộn cùng muối hạt mang lại vị thơm riêng biệt. |
2. Kiến vàng phân bố ở châu lục nào trên thế giới?
Kiến vàng phân bố rộng rãi ở châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương. Chúng là một loài sống trên cây. Kiến vàng xây dựng tổ vào ban đêm, lấy tán cây che đậy. Kiến thợ chính dệt phía bên ngoài và các kiến thợ phụ hoàn thành cấu trúc bên trong tổ. Ảnh: Antark. |
Câu 3: Thời điểm lấy trứng kiến vào tháng mấy?
Loài kiến vàng đẻ trứng quanh năm. Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 Âm lịch, trứng kiến to và béo ngậy nhất, thường ẩn mình trong các khóm lá to. Thời điểm thích hợp nhất cho người dân thu hoạch là những ngày nắng lên. Khi hạ tổ kiến xuống, kiến gặp nắng sẽ tản ra ngoài và người dễ dàng để lấy trứng. Ảnh: Magnetic. |
Câu 4: Vị đặc trưng của muối kiến vàng thế nào?
Thuở xa xưa, vì thiếu muối nên người dân tộc đã nghĩ ra phương pháp chế biến muối từ kiến vàng. Kiến vàng có vị mặn chua đặc trưng. Trong quá trình làm muối, đầu bếp không được giã quá mạnh để khiến kiến vàng bị nát, làm mất độ giòn. |
Câu 5: Món ăn nổi tiếng chấm với muối kiến vàng?
Ngày càng nhiều món ăn được chế biến ăn kèm với muối kiến vàng ở Tây Nguyên. Nhắc đến đặc sản Tây Nguyên, không thể không kể đến bò một nắng, gà nướng hay gỏi đu đủ. |
Câu 6: Món nộm trứng kiến vàng nổi tiếng ở vùng nào?
Bình Định nổi tiếng với món bánh trứng kiến và nộm trứng kiến vàng. Vị chua, giòn của kiến kết hợp với đu đủ, dưa chuột và các loại rau sống tạo nên sự thanh mát và béo ngậy. |
Câu 7: Bò một nắng chấm muối kiến vàng là thương hiệu ở vùng nào?
Bò một nắng còn có tên gọi là bò một nắng hai sương. Quá trình làm bò một nắng rất phức tạp, vừa phải phơi nắng và sương, qua quy trình chọn lọc kỹ càng. Vị ngọt của bò xen lẫn với vị chua chua cay cay của muối kiến vàng trở thành tinh hoa ẩm thực bao đời nay tại vùng đất Phú Yên. |