Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Muốn công ty cho ngày nghỉ để chăm chó, mèo

Tại Nhật Bản, nhân viên muốn có thêm thời gian để chăm sóc thú cưng, nhưng không người sếp nào muốn cấp dưới nghỉ chỉ vì chó, mèo ốm bệnh.

Tỷ lệ người Nhật nuôi chó mèo ngày càng tăng. Ảnh: Mainichi Shimbun.

Thú cưng được xem là một thành viên trong gia đình đối với nhiều người yêu động vật. Vì thế, khi chó, mèo ốm và cần đưa đi bệnh viện, họ hy vọng công ty có thể thông cảm với lý do nghỉ phép này.

Tuy nhiên, tại xứ sở hoa anh đào, chính sách trên vẫn chưa quá phổ biến với phần lớn công ty.

Mako Kawai (30 tuổi), cư dân sống ở Tokyo, đã tham gia một sự kiện kết nối dành cho những người yêu chó vào ngày 26/5 cùng với chú cún Maltipoo (1 tuổi), được lai từ giống Maltese và Toy Poodle, tên là Maui.

Kawai chia sẻ từ khi Maui còn nhỏ, nó thường xuyên bị cảm lạnh và lần nào cô cũng phải nghỉ làm để chăm sóc.

“Tôi cảm thấy tội lỗi khi nghĩ rằng có lẽ mình đang gây rắc rối cho người khác”, Kawai nói với Mainichi Shimbun.

Trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân có chế độ phúc lợi dành cho nhân viên được nghỉ hưởng lương để đưa thú cưng đi thăm khám bác sĩ thú y hoặc chia buồn khi nó qua đời đang tăng dần thì thực tế tại Nhật Bản, đây vẫn là những trường hợp ngoại lệ.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi công ty chế biến thức ăn cho động vật Mishone Inc., khoảng một nửa chủ sở hữu chó cho biết họ đã nghỉ làm nhiều ngày do chúng bị ốm hoặc các trường hợp khẩn cấp khác liên quan đến vật cưng.

Đa số đều trả lời tuy đã được cấp trên đồng ý, họ vẫn thấy day dứt về điều đó. Thế nhưng, 8% khác không được duyệt đơn xin nghỉ dù đã yêu cầu.

Một số chủ sở hữu chó mèo có mặt tại sự kiện ngày 26/5 nhận xét nếu chỗ làm thoải mái hơn về việc cho nhân viên nghỉ vì thú cưng, họ sẽ không cảm thấy tội lỗi như vậy.

Thu cung Nhat Ban anh 1

Người dân Nhật Bản rất yêu quý chó mèo và coi chúng như con cái. Ảnh: The Japan Times.

Theo Toshiko Horikoshi, bác sĩ nhãn khoa, người nuôi cún lâu năm, chủ sở hữu vật nuôi ở đất nước mặt trời mọc nghĩ rằng chó mèo giống như những đứa trẻ.

“Tôi không có con, vì vậy tôi rất yêu hai con chó của mình”, Horikoshi chia sẻ.

Nhiều phụ nữ Nhật Bản như Horikoshi cũng thích nuôi thú cưng hơn là làm cha mẹ. Đây là điều đáng ngạc nhiên ở một quốc gia đang chật vật vì tỷ lệ sinh giảm mạnh. Hiện số lượng vật nuôi thậm chí còn nhiều hơn cả trẻ em, theo The Guardian.

Trong khi số em bé chào đời đang giảm đáng kể và độ tuổi trung bình tăng lên đều đặn, xứ sở hoa anh đào đã trở thành một "siêu cường về thú cưng".

Nghiên cứu của Hiệp hội Thực phẩm Vật nuôi Nhật Bản cho thấy có 23,3 triệu thú cưng ở Nhật trong khi chỉ có 17 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.

Tính riêng số lượng mèo vào năm 2021, người dân đã sở hữu 489.000 động vật này, tăng 6% so với năm 2020.

Tại Nhật Bản, các thương hiệu sang trọng như Chanel, Dior, Hermès và Gucci cung cấp nhiều sản phẩm dành cho chó mèo với giá không hề rẻ. Một chiếc áo chui đầu lông xù có thể lên tới 250 USD (khoảng 160 bảng Anh).

Theo các chuyên gia, có nhiều cách giải thích vì sao người dân không muốn sinh con và chỉ muốn nuôi thú cưng.

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến việc không hứng thú với mối quan hệ lãng mạn, muốn theo đuổi cuộc sống độc thân, văn hóa làm việc khắc nghiệt cũng là một yếu tố được xem xét.

Khi sự nghiệp chiếm ưu thế cao trong cuộc sống và trở thành áp lực quá lớn, nhiều người không còn thời gian dành cho bản thân. Đặc biệt là nữ giới, họ không thể gánh vác cùng lúc cả hai trách nhiệm ở cơ quan lẫn chăm sóc gia đình, con cái. Vì thế, không ít phụ nữ chọn nhận nuôi chó mèo hơn là sinh con.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Sếp cho phép nhân viên lười biếng vào thứ hai

Caitlin Winter cho rằng "thứ hai tối thiểu" giúp nhân viên giảm bớt áp lực trong tuần mới và có thêm thời gian để hoàn tất những việc riêng còn dang dở.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm