Ngay cả những người có trình độ cao cũng có thể bị lừa. Ảnh: The Straits Times. |
Shreya Datta (37 tuổi), giám đốc của một công ty công nghệ đa quốc gia ở Philadelphia (bang Pennsylvania, Mỹ), gặp được Ancel Mali, một nhà kinh doanh rượu đến từ Pháp, trên ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Hinge.
Trong thời gian trò chuyện qua mạng và tán tỉnh nhau, Datta đã bị người đàn ông này lừa 450.000 USD.
“Tôi như bị thôi miên và cảm thấy mình đã tìm được bạn đời”, Datta nói với The Philadelphia Inquirer.
Theo lời kể, Mali đã thuyết phục cô giao dịch tiền điện tử. Anh ta gửi cho cô một liên kết tải xuống giống như ứng dụng tài chính SoFi - thường được dùng để đầu tư vào thị trường chứng khoán, tiết kiệm và lập ngân sách.
SoFi là nhà cung cấp hợp pháp các khoản vay, một số dịch vụ ngân hàng ở Mỹ và Hong Kong, nhưng thường bị những kẻ lừa đảo bắt chước, theo Yahoo News.
Số nạn nhân bị lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa ngày càng tăng ở khắp nơi. Ảnh: The Guardian. |
Sau đó, khi Datta cố gắng rút tiền từ ứng dụng, cô nhận được thông báo rằng trước tiên cô phải trả 10% thuế cá nhân.
Nghi ngờ có điều gì đó không đúng, nữ giám đốc đã liên lạc với anh trai mình, một luật sư, để nhờ hỗ trợ.
Cùng với sự giúp đỡ từ thám tử tư, họ phát hiện ra cô đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo đầu tư tiền mã hóa được gọi là "chăn lợn" (pig butchering).
Tuy có một công việc được trả lương cao và gia đình có thể bảo lãnh cho cô thoát khỏi nợ nần, Datta vẫn phải bán chiếc xe của mình, tìm một căn hộ rẻ hơn và đối mặt với những cảm xúc tiêu cực từ trải nghiệm tồi tệ đó.
Vào tháng 4/2023, Bộ Tư pháp Mỹ công bố họ đã thu giữ khoảng 112 triệu USD liên quan đến chiêu trò tinh vi này.
“Các nạn nhân thường bị tội phạm gọi là 'lợn' bởi vì chúng sẽ sử dụng những cách thức phức tạp để 'vỗ béo' con mồi, khiến mọi người tin rằng cả hai đang ở trong một mối quan hệ lãng mạn hoặc thân thiết. Một khi nạn nhân đặt đủ niềm tin, chúng sẽ đưa nạn nhân vào cái bẫy đã giăng sẵn”, đại diện Bộ Tư pháp tuyên bố.
Các thủ phạm thường liên hệ thông qua ứng dụng hẹn hò, trang mạng xã hội hoặc Whatsapp. Sau đó, chúng sẽ dành một khoảng thời gian dài để thu hút “con mồi” trước khi thuyết phục họ rót tiền vào các nền tảng giả mạo.
Số tiền mà nạn nhân cho rằng đang được đầu tư lại chuyển thẳng đến những địa chỉ và tài khoản do tên tội phạm cùng đồng bọn kiểm soát.
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức chống lừa đảo toàn cầu Gaso, gần 2.000 người đã bị lừa tổng cộng hơn 310 triệu USD kể từ giữa năm 2021.
Các nạn nhân đến từ ít nhất 46 quốc gia, phần lớn ở Mỹ và những nước châu Âu. Tuy nhiên, con số báo cáo có thể thấp hơn so với thực tế, bởi nạn nhân xấu hổ và sợ bị chế giễu, theo Grace Yuen, phát ngôn viên của Gaso.
Nhiều người sập bẫy tinh vi của kẻ lừa đảo không muốn báo cáo cho cơ quan chức năng vì xấu hổ. Ảnh: CNA. |
Brian Bruce, giám đốc tổ chức chohay đa số người bị hại có chuyên môn và bằng cấp cao.
"Họ có bằng tiến sĩ, là chủ các doanh nghiệp lớn, quản lý cấp cao. Một nạn nhân còn nói rằng 'Chúng tôi không nói chuyện với tài xế Uber hay nông dân'", Bruce nhận định.
Kẻ lừa đảo "mổ lợn" ngày càng tinh vi và đối tượng bị lừa cũng trẻ hóa, kể cả những người có học thức và hiểu biết về tài chính.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.