Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam sinh Ấn Độ chế tạo xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời

Một sinh viên kỹ thuật năm nhất đã chế tạo thành công xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời, với chi phí khoảng 202 USD.

Roshan Chumbalkar - sinh viên kỹ thuật cơ khí của trường Kỹ thuật Sinhgad RMD - đã khiến dư luận thành phố Pune (Ấn Độ) chú ý khi tạo ra một chiếc xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời.

"Ôtô chạy bằng điện ngày càng phổ biến. Tôi tự hỏi người ta lấy đâu thời gian và năng lượng để sạc pin cho chúng. Đó là khi tôi quyết định thử làm cái gì đó trên một chiếc xe đạp thông thường", Chumbalkar chia sẻ với India Express.

xe chay bang nang luong mat troi anh 1
Chumbalkar nảy sinh ý tưởng tạo ra một chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời từ khi mới là học sinh cấp 3. Ảnh: India Express.

Nam sinh 19 tuổi cho biết anh nảy sinh ý tưởng này từ khi mới học cấp 3. Suốt 2 năm lên kế hoạch, Chumbalkar đã cải tiến chiếc xe đạp cậu dùng để di chuyển hàng ngày.

"Tôi không thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ và sự hướng dẫn từ các giáo sư ở Đại học Sinhgad", cậu nói với India Today.

Hiện tại, xe đạp của Chumbalkar được trang bị nhiều thiết bị đặc biệt như một máy gia tốc, ghế da 2 chỗ, đèn pha và bảng năng lượng mặt trời. Nó nặng khoảng 10 kg. Phần lớn trọng lượng đến từ pin kép (mỗi cái công suất 12V) và bảng năng lượng mặt trời.

"Khi đầy pin, xe có thể hoạt động trong 4 tiếng và di chuyển 30 km. Với bảng năng lượng mặt trời ngay trên xe, quá trình cung cấp năng lượng luôn diễn ra", nam sinh giải thích.

Xe của cậu cũng có thể leo dốc nhờ cơ chế gia tốc.

xe chay bang nang luong mat troi anh 2
Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời của Chumbalkar có thể đạt vận tốc 25 km/h và phù hợp với việc leo dốc nhờ cơ chế gia tốc lắp trên xe. Ảnh: India Today.

Chi phí sản xuất là khoảng 13.000 rupee (tương đương 202 USD). Xe có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 25 km/h.

Sáng kiến này được công nhận bởi Đại học Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) theo chương trình Trung tâm Đổi mới Thiết kế (DIC) của trường.

Chumbalkar cho biết cậu cũng đang nghiên cứu thiết kế đối với ôtô và lên kế hoạch sản xuất phương tiện vận hành bằng năng lượng mặt trời. Những khám phá của cậu có thể góp phần giúp môi trường xanh hơn.

Rohit Navale - phó chủ tịch Viện Sinhgad - cho hay: "Thật vui mừng khi thấy sinh viên của chúng ta có thể đưa lý thuyết ra thực tiễn. Đó là điều chúng tôi luôn khuyến khích.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên môn lý thuyết và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp sinh viên hoàn thành ước mơ và nguyện vọng của họ".

Nam sinh 14 tuổi chế tạo robot cho gà ăn từ những món đồ vứt đi

Một nam sinh 14 tuổi ở Ấn Độ đã quyết tâm chế tạo chiếc máy cho gà ăn để cậu có thêm thời gian học và chơi.

Cô giáo đưa bảo tàng 3D vào lớp học sử

Ấn tượng với không gian rộng lớn mà 3D mang lại, cô giáo sinh năm 1983 đã ứng dụng công nghệ để tạo ra những bảo tàng ảo, phục vụ cho các em học môn Lịch sử.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm