Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam sinh suýt chết vì cố chờ hết năm học mới đi khám

Bị u máu đã đã hơn 1 năm, nhưng em Trần Văn Lợi (18 tuổi, ở xóm 7 xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cố theo hết năm học mới ra Hà Nội khám bệnh.

Nam sinh suýt chết vì cố chờ hết năm học mới đi khám

Bị u máu đã đã hơn 1 năm, nhưng em Trần Văn Lợi (18 tuổi, ở xóm 7 xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cố theo hết năm học mới ra Hà Nội khám bệnh.

Đang trong quá trình chẩn đoán, khối u bị vỡ, tính mạng bị đe dọa, nhưng may mắn là Lợi đã được các BS BV Răng-Hàm-Mặt TƯ Hà Nội mổ cấp cứu.

Khi Lợi - con trai chị Hoàng Thị Giang - vừa kết thúc năm học, người mẹ vội vàng đưa cháu lên Hà Nội để khám bệnh vì mặt em đã bị sưng tấy gần 1 năm qua không rõ nguyên nhân. Được chẩn đoán là bị u máu xương hàm thể thông động tĩnh mạch, Lợi được BV Răng-Hàm-Mặt TƯ Hà Nội chỉ định đi làm thêm kỹ thuật nút mạch, giúp bệnh nhân không bị mất nhiều máu trong quá trình mổ chủ động sau này.

Bệnh nhân Lợi đã phục hồi sau 4 ngày mổ u máu tại BV Răng-Hàm-Mặt TƯ Hà Nội.

Nhưng chưa kịp thực hiện, trên đường trở lại BV Răng-Hàm-Mặt, Lợi bất ngờ bị chảy máu ồ ạt từ trong miệng do khối u bị vỡ. Chị Giang lấy đá lạnh chườm và khăn mặt bịt vết chảy nhưng không đỡ nên Lợi bị mất khá nhiều máu, các BS ước tính khoảng 2 lít máu.Khi về đến bệnh viện, các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu ngay, nếu không việc mất máu sẽ đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

TS Lê Ngọc Tuyến - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt - đã trực tiếp thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u máu lẫn trong xương, cắt 1/2 xương hàm, đồng thời kíp gây mê do BS Nguyễn Quang Bình - Trưởng khoa Gây mê hồi sức - đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho ca mổ kéo dài hơn 3,5h. Bệnh nhân cũng đã được truyền 1,2 lít máu. 

Đến ngày 4/6- sau 4 ngày được mổ, má trên trái của Lợi vẫn còn sưng, nhưng sức khỏe đang dần phục hồi, hằng ngày có thể ăn cháo dinh dưỡng, đi lại được. Dự kiến sau khoảng 6-12 tháng, Lợi có thể phẫu thuật tạo hình lại bên xương hàm bị cắt đi bằng kỹ thuật tạo xương hàm dưới từ vạt xương mác để phục hồi lại chức năng ăn nhai và nói.  

TS Lê Ngọc Tuyến cho biết: U máu xương hàm là bệnh bẩm sinh, dễ phát hiện. 90% bệnh nhân thường được phát hiện lúc khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, các dạng u máu khi nằm trong xương hàm dưới, trong mặt thì khó phát hiện. Khi biểu hiện bệnh ra ngoài thì thường u đã to, chảy máu nên là những dạng nguy hiểm.

Trường hợp bệnh nhân Lợi còn khó phát hiện hơn vì là u máu thể thông động tĩnh mạch, không đau, chỉ phát hiện khi có biến dạng tức là mặt bị sưng phồng, sờ vào chỗ sưng có tiếng thổi.

Rất may là lúc khối u bị vỡ, bệnh nhân được mổ kịp thời, nếu không rất dễ tử vong do mất máu và bị bít đường thở. Với trường hợp bệnh nhân cấp cứu như Lợi, mỗi năm BV Răng-Hàm-Mặt Hà Nội gặp 1-2 ca, các trường hợp u máu trong xương hàm chủ động đến khám 3-4 ca/năm.Với kỹ thuật tao hình xương hàm từ vạt xương mác, TS Tuyến cho biết thêm, BV đã thực hiện trên 100 ca phẫu thuật từ năm 2006 đến nay với tỉ lệ thành công từ 95-97%. Sau khi được phẫu thuật xương hàm bằng kỹ thuật này, các chức năng nói-nhai của bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn.

Theo Lao Động

 

Theo Lao Động

Bạn có thể quan tâm