Nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi đã xuất hiện tình trạng đau hạ sườn, sỏi đã lớn. Ảnh: BVCC. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, chuyên ngành Ngoại Tiết niệu, khoa Ngoại, Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội), cho hay gần đây, đơn vị này tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã bị sỏi thận nặng, nếu không kịp thời can thiệp sẽ bị mất chức năng thận.
Nam bệnh nhân T. (30 tuổi), bị sỏi thận to bên trái lên đến 6-7 cm, lấp đầy đài bể thận trái. Trước đó, anh chủ quan không đi khám, chỉ khi việc tiểu tiện khó khăn, cơn đau hạ sườn tăng lên mới đến viện thăm khám.
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu, ứ mủ ở thận, phải mổ mở để để lấy sỏi ra ngoài.
"Bệnh nhân còn trẻ đã phải chịu một cuộc phẫu thuật với vết rạch dài ở lưng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và sức khỏe. Do đó, nếu có các biểu hiện nghi ngờ đau thận, sỏi thận, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ phát hiện sỏi sớm việc xử lý, phẫu thuật sẽ đơn giản hơn", bác sĩ Tùng cho biết.
Bác sĩ cũng chia sẻ quá trình mổ cho nam bệnh nhân T. diễn ra khó khăn do sỏi to, lại ở nhiều ngõ ngách.
Quy trình mổ xử lý sỏi sẽ trở nên phức tạp nếu tình trạng bệnh nhân đã diễn tiến nặng. Ảnh: BVCC. |
Một nữ bệnh nhân khác cũng đi khám sau khi xuất hiện tình trạng đau tức vùng hông lưng. Kết quả phát hiện bệnh nhân có sỏi to bên trái.
Ngoài 2 trường hợp trên, bác sĩ Tùng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi khác đến viện khi tình trạng đã nặng.
Theo chuyên gia này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người trẻ bị sỏi thận là:
- Chế độ ăn uống không đúng: Đối với nhiều người trẻ, chế độ ăn uống không đúng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng sỏi thận. Ăn uống nhiều thực phẩm giàu oxalate như rau cải, cà phê, chocolate, nho khô, đậu phụng, đậu đen, một số loại trái cây như xoài, dừa, táo, dùng nhiều đồ uống có cồn, nước ngọt... sẽ dễ tăng nồng độ các chất gây sỏi trong nước tiểu.
- Uống ít nước: Uống ít nước làm tăng nồng độ các chất gây sỏi trong nước tiểu, làm cho chúng không được phân tán đều trong nước tiểu mà tập trung lại để hình thành sỏi.
- Sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất bảo quản: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn sẵn cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận.
- Không có thói quen vận động: Không có thói quen vận động định kỳ, ngồi nhiều và nhịn tiểu có thể dẫn đến tình trạng sỏi thận, bởi vì việc vận động giúp kích thích lưu thông máu và nước tiểu, giúp loại bỏ các chất gây sỏi.
- Áp lực tâm lý: Áp lực tâm lý do công việc, học tập, cuộc sống... cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận.
Do đó, để giảm nguy cơ bị sỏi thận, mọi người cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước, tăng cường vận động, tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, và giảm áp lực tâm lý trong cuộc sống.
Đặc biệt, không nên chủ quan, cần đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám ngay khi có những triệu chứng như đau vùng thắt lưng, tiểu khó, tiểu ra máu, vô niệu, nước tiểu đục, tiểu buốt.
“Việc thăm khám sớm, phát hiện kịp thời sỏi thận khi viên sỏi còn nhỏ sẽ đạt hiệu quả điều trị rất cao, vừa giảm chi phí cho người bệnh, thẩm mỹ hơn khi phẫu thuật và bảo toàn được chức năng thận”, bác sĩ Tùng chia sẻ.
Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.
Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.
Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch