Năng suất thực sự không được đo lường bằng số lượng công việc. Ảnh minh họa: Andrea Piacquilo/Pexels. |
Năng suất độc hại là một sản phẩm phụ của "văn hóa hối hả" - cách làm việc của những người lao động luôn bận rộn và làm việc quá sức. Tuy nhiên, hậu quả là nhân viên phải đối mặt với chứng căng thẳng, lo lắng và kiệt sức ở cả công ty và sau khi về nhà.
Đây là một vấn đề phức tạp vì nó xảy đến với mỗi cá nhân cũng như ở cấp độ toàn hệ thống. Thêm đó, văn hóa ở nơi làm việc, cũng như thói quen và hành vi của mỗi cá nhân cũng khiến họ có thói quen làm việc điên cuồng.
Ngược lại với tình trạng trên, năng suất thực sự (năng suất lành mạnh) ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Không chỉ giúp cải thiện công việc, cách làm việc này còn khiến mọi người cảm thấy hài lòng và tự hào sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Dưới đây, Fast Company gợi ý một số cách giúp mọi người thoát khỏi cái bẫy của năng suất độc hại và làm việc có hiệu quả hơn.
Công việc có ý nghĩa sẽ tạo động lực và làm tăng năng suất. Ảnh minh họa: Polina Zimmerman/Pexels. |
Khiến công việc trở nên có ý nghĩa
Mỗi người sẽ có động lực để làm việc hiệu quả nếu công việc thú vị và có ý nghĩa. Cụ thể, hãy tập trung vào 3 khía cạnh, đó là tạo ra đóng góp, giải quyết thách thức và kết nối với cộng đồng.
Đầu tiên, đóng góp cho thấy cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến công ty, tổ chức, từ đó họ sẽ được thúc đẩy để hoàn thành tốt những nhiệm vụ tiếp theo.
Ngoài ra, công việc cũng thú vị hơn nếu mỗi người tìm thấy cơ hội phát triển và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng.
Cuối cùng, sự gắn bó sẽ tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, nơi mọi người thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
Mỗi người nên tự thiết lập những khung giờ làm việc với độ tập trung cao. Ảnh minh họa: Anna Shvets/Pexels. |
Thiết lập khung giờ tập trung cao độ
Khi làm công việc thực sự đam mê và có tính thách thức, mọi người sẽ tự giác dồn toàn bộ thời gian và sức lực để hoàn thành nó.
Điều này không chỉ thúc đẩy năng suất mà còn giúp mỗi cá nhân thêm tự tin vào kỹ năng của mình, đồng thời ngăn ngừa chứng trầm cảm và kiệt sức liên quan đến công việc.
Để có thể tập trung hoàn toàn vào công việc và không bị gián đoạn, mỗi người cần xác định thời điểm cụ thể mà bản thân làm việc hiệu quả nhất, sau đó lên kế hoạch cho những công việc quan trọng và đặt điện thoại ở chế độ không làm phiền.
Làm việc đa nhiệm có thể làm tăng khả năng mắc lỗi. Ảnh minh họa: Fauxels/Pexels. |
Không nên làm việc đa nhiệm
Trong khi làm việc đa nhiệm trong cùng một thời điểm, sự chú ý của chúng ta sẽ bị phân tán. Do đó, khả năng lưu giữ thông tin và điều chỉnh cảm xúc giảm xuống, trong khi số lần mắc lỗi lại tăng lên.
Thay vào đó, cá nhân hãy kết hợp một công việc cần sự tập trung cao độ với một nhiệm vụ khác ít tốn sức lực hơn, ví dụ như nghe sách nói hoặc nhận cuộc gọi trong khi đi dạo.
Dành thời gian nghỉ ngơi sẽ có ích trong quá trình sáng tạo. Ảnh minh họa: Canva Studio/Pexels. |
Dành thời gian nghỉ ngơi
Làm việc năng suất không đồng nghĩa với việc ngồi trước màn hình máy tính cả ngày. Khác với máy móc, chúng ta cần thời gian để nghỉ ngơi, suy ngẫm, học hỏi và phát triển. Đó là lý do vì sao nhiều người nảy ra những ý tưởng sáng tạo khi đang tắm.
Nếu phải làm việc liên tục, não bộ sẽ không còn thời gian và không gian cho tư duy sáng tạo, giàu trí tưởng tượng.
Vì vậy, mỗi người nên cho bộ não của mình nghỉ ngơi, dù chỉ trong 10 phút để có thể giải quyết vấn đề theo hướng khác biệt, hiệu quả.
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi
Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.