Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nên tổ chức thi vào giữa hoặc cuối tháng 7

Các chuyên gia về khí tượng thủy văn cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nên tổ chức vào giữa hoặc cuối tháng 7. Như thế sẽ hạn chế được tình trạng nắng nóng gay gắt.

“Chưa bao giờ tháng 7 nóng thế”

Cả bốn ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay trùng vào đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc bộ và Trung bộ, ảnh hưởng lớn đến thí sinh, người nhà, những người làm công tác phục vụ thi. 

Phụ huynh, sĩ tử nghỉ trưa trong nắng nóng gần 40 độ C

Chiếm toàn bộ hành lang nhà trường, thu lu dưới bờ tường hoặc chui vào ống cống nằm chợp mắt là một số hình ảnh về phụ huynh và thí sinh trong ngày đầu thi THPT quốc gia, trưa 1/7.

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày thi thứ hai (2/7), nhiệt độ khu vực Láng (Hà Nội) là 39,1 độ C, Chi Nê (Hòa Bình) 39,7 độ C, Nho Quan (Ninh Bình) là 40,5 độ C, Tương Dương (Nghệ An) 40,8 độ C. Đây là nhiệt độ đo trong lều khí tượng, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn từ 3-5 độ C.

Theo ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Lào Cai, đợt nắng nóng này bắt đầu từ 25/6, kéo dài đến hôm nay (4/7). Đây là đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng 7 khoảng 15 năm lại đây. Có nhiều địa phương lập kỷ lục về nắng nóng tháng 7 như ở Hà Nam. 

Sĩ tử mệt mỏi vì nắng nóng. Ảnh: ANTĐ.
Sĩ tử mệt mỏi vì nắng nóng. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

“Hôm qua, tôi gọi điện cho Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Nam, được biết, đợt nắng nóng này vượt kỷ lục hơn 1 độ C ở Hà Nam. Ở Lào Cai, chưa bao giờ tháng 7 nhiệt độ cao như thế. Nhiệt độ 1/7 ở tỉnh này là 40,2 độ C. Kỷ lục nắng nóng ở Lào Cai là năm 1997, nhiệt độ lên tới 40,6 độ C, năm 2010 40,3 độ C nhưng đều vào tháng 5, tháng 6”, ông Hải nói.

Nên thi vào giữa, cuối tháng 7

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nắng nóng hiện tại sẽ kết thúc vào thứ bảy (4/7). Từ chủ nhật (5/7) đến tuần sau, thời tiết mát mẻ trên cả nước. Tháng 7 còn khoảng 2 đợt nắng nóng nhưng không gay gắt và kéo dài như đợt nắng nóng này. 

Liên quan kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ông Hải cho biết, nếu tổ chức kỳ thi vào giữa và cuối tháng 7, xác suất gặp phải nắng nóng gay gắt sẽ thấp hơn.

Theo ông Hải, thống kê thời tiết tháng 7 trong 30 năm trở lại đây cho thấy, đầu tháng 7 thường xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt. Thời gian giữa tháng (từ 11 đến 20/7) hoặc cuối tháng (20 đến 30/7), tỷ lệ các đợt nắng nóng xuất hiện thấp hơn. 

“Năm tới tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, có thể chọn thời điểm giữa hoặc cuối tháng 7. Vẫn có nắng nóng xảy ra vào giữa và cuối tháng 7 nhưng kinh nghiệm cho thấy, nắng nóng sẽ không quá gay gắt ở thời gian này”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng đều cho biết, việc dự báo chính xác thời tiết của một sự kiện như kỳ thi THPT quốc gia chỉ có thể thực hiện trước đó 5-7 ngày. Các dự báo mùa, dự báo tháng có xác suất chính xác khoảng 50-60%, chỉ mang tính tham khảo.

Ngất xỉu vì nắng nóng, nữ sinh ôn thi trên giường bệnh

Ngất xỉu vì nắng nóng, Phạm Thị Huệ bỏ lỡ môn thi Vật lý. Khi biết mình được đặc cách và có thể dự thi môn cuối, nữ sinh gượng dậy ngồi ôn thi trên giường bệnh.

http://www.tienphong.vn/giao-duc/nen-to-chuc-thi-vao-giua-hoac-cuoi-thang-7-879692.tpo

Theo Nguyễn Hoài/Báo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm