Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, gồm hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó, sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc xin và tập thể dục đều đặn. Nhiều người đã đưa nước ép trái cây vào chế độ dinh dưỡng để góp phần tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
Các loại trái cây giúp tăng cường sức đề kháng
Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C là chìa khóa để nâng cao sức đề kháng, giúp làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh, chanh dây... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể, cần bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày.
Quả gấc: Gấc có nồng độ vitamin C cao gấp 40 lần so với quả cam, sở hữu beta carotene gấp 10 lần cà rốt, lượng zeaxanthin gấp 40 lần so với ngô và một hàm lượng cao các axit béo omega 3. Bên cạnh khả năng tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng cải thiện làn da, beta carotene giúp cho đôi mắt khỏe mạnh hơn. Gấc còn chống thiếu máu do có nhiều sắt và axit folic, được khuyến khích dùng cho những người có nồng độ cholesterol cao cũng như có tiền sử cholesterol cao. Nếu sử dụng hàng tuần, gấc làm giảm nồng độ cholesterol không mong muốn trong cơ thể.
Gấc có nồng độ vitamin C cao gấp 40 lần so với quả cam. |
Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết như folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C còn có tác dụng giúp tăng cường sức bền thành mạch, chống lại bệnh chảy máu, chống oxy hóa, trong khi các thành phần khác trong kiwi giúp cơ thể hoạt động tốt.
Quả cherry: Vitamin A trong loại quả này cao gấp 19 lần so với trái dâu tây và các loại quả mọng khác, có tác dụng làm sáng mắt, chống bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà. Loại quả này còn chứa nhiều vitamin C, khi ăn khoảng 129 g cherry là bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 20-30% nhu cầu vitamin C cần thiết hàng ngày. Cherry còn chứa lượng axit hữu cơ lớn, chiếm khoảng 1-1,5% chủ yếu là axit citric và các loại axit malic, axit tartaric...
Lưu ý khi sử dụng nước ép
Hiện nay, có nhiều cách để bổ sung các vitamin, khoáng chất trong rau, củ, quả như làm nước ép, ăn sống hoặc nấu lên. Khi sử dụng nước ép trái cây, cần lưu ý một số vấn đề sau.
Không uống vào sáng sớm, lúc đói hoặc trước khi ăn: Nên uống nước ép trái cây sau bữa ăn hoặc sau khi làm việc mệt mỏi.
Nước ép giúp cơ thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. |
Không cho đường vào nước ép trái cây: Các loại nước ép đã chứa một lượng đường nhất định tốt cho cơ thể. Việc pha chế thêm sẽ khiến cơ thể bị dư thừa đường, lâu dài sinh ra các bệnh béo phì, tiểu đường…
Không hâm nóng nước trái cây: Việc hâm nóng sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Không pha nước ép trái cây với sữa: Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau sẽ gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Sự kết hợp này còn có thể gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu.
Gac of Life được chiết xuất từ nhiều trái cây tự nhiên, nổi bật là gấc. |
Nước hỗn hợp trái cây cô đặc được xem là thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một trong số những loại nước ép cô đặc có thể kể đến nước Gac of Life, được chiết xuất từ nhiều trái cây tự nhiên bao gồm gấc, cherry, kiwi, chanh dây, mãng cầu xiêm… Dòng nước ép cô đặc này có chứa vitamin C hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch, vitamin E cải thiện da, vitamin A tăng cường chức năng của mắt, zeaxanthin và beta carotene góp phần chống lại tác động tiêu cực của tia UV với những người dành nhiều thời gian phơi nắng ngoài ánh mặt trời.
Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả tham khảo tại đây.
Bình luận