Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra vào tháng 11/2021, gần 200 quốc gia đã đồng ý cắt giảm khẩn cấp lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giữ 1,5 độ C trong tầm tay và đạt mức 0 vào năm 2050.
Để làm được điều này, sự thay đổi mang tính hệ thống trong toàn ngành công nghiệp toàn cầu là điều cần thiết. Song một số ngành phải chịu nhiều trách nhiệm hơn những ngành còn lại.
"Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Nó sử dụng một lượng lớn năng lượng và nước và tạo ra tới 10% lượng khí thải CO2 toàn cầu", tiến sĩ Alan Hudd phát biểu.
Tiến sĩ Alan Hudd là nhà khoa học vật liệu và chuyên gia về máy in phun công nghiệp với hơn 250 bằng sáng chế mang tên mình. Năm 2014, Alan Hudd thành lập Alchemie Technology với sứ mệnh cách mạng hóa quy trình sản xuất quần áo thông qua việc cắt giảm ô nhiễm khỏi quá trình nhuộm.
Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Nó sử dụng lượng lớn năng lượng và nước (ước tính khoảng 93 tỷ mét khối mỗi năm) và tạo ra tới 10% lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Theo báo cáo Pulse of the Fashion Industry, tiêu thụ quần áo dự kiến tăng 63% lên 102 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Vì vậy nếu không có hành động khẩn cấp, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh: BBC. |
Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề cũng có thể là giải pháp. Do các phương pháp sản xuất nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang, ngành này có khả năng tạo ra những cải tiến đáng kể, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Nó là một trong những yếu tố góp phần lớn nhất vào vấn đề này nhưng cũng có khả năng cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Các vấn đề trong ngành thời trang
Euronews cho biết tái chế là một vấn đề nổi cộm khác mà nhiều quốc gia đã cố gắng giải quyết trong hơn một thập kỷ qua. Việc tận dụng quần áo cũ, sử dụng vật liệu tái chế và thay thế quần áo cũ, không mặc đều giúp đóng góp tích cực quan trọng.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân gây hại đến môi trường từ hàng dệt mà người ta thường bỏ qua. Đó là quy trình nhuộm truyền thống. Phần lớn quần áo ngày nay vẫn được nhuộm màu bằng cách sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp và dung dịch hóa học, hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ.
Quy trình nhuộm vải truyền thống gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: The Spruce Crafts. |
Thuốc nhuộm công nghiệp đầu độc hành tinh
Trong lĩnh vực thời trang và dệt may, tác nhân gây ra biến đổi khí hậu duy nhất là nhuộm và hoàn tất các quy trình mà màu và các hóa chất khác được sử dụng cho vải. Đây là một số quy trình công nghiệp gây ô nhiễm nhất trên thế giới.
Quá trình nhuộm và hoàn thiện là nguyên nhân gây ra 3% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Nó được dự đoán tăng lên hơn 10% vào năm 2050. Con số đó nhiều hơn lượng CO2 do vận chuyển và hàng không cộng lại. Nó cũng gây ra hơn 20% ô nhiễm nước toàn cầu.
Nước thải do nhuộm gây ô nhiễm mực nước ngầm, chảy ra sông và đại dương. Nó cũng được dùng để tưới ruộng. Đây là vấn đề lớn ở các nước vẫn thống trị ngành công nghiệp nhuộm như Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia.
Đặc biệt vào đầu tháng 1, 6 công nhân tại nhà máy nhuộm ở Ấn Độ đã thiệt mạng và hơn 20 người phải nhập viện sau khi hít phải khí độc do một bãi chứa hóa chất thải bất hợp pháp. "Hóa chất đã được xả trái phép từ tàu chở dầu vào đường ray gần nhà máy, có thể phản ứng với hóa chất khác trong nước và tạo ra khí độc", giám đốc cứu hỏa nói với Reuters.
Ngành thời trang cần có giải pháp bền vững trong quy trình sản xuất quần áo. Ảnh: Good Clothing Company. |
Làm thế nào ngành công nghiệp thời trang có thể đáp ứng các cam kết COP26
Nhiều quốc gia đã và đang đạt được những tiến bộ vượt bậc hướng tới các giải pháp dệt may bền vững hơn. Ở Bangladesh, chính phủ đã ban hành luật yêu cầu các nhà máy phải lắp đặt nhà máy xử lý nước. Tại Trung Quốc, chính phủ đã xuống tay mạnh mẽ đối với các nhà máy dệt gây ô nhiễm môi trường cao.
Tuy nhiên, nếu các cam kết của COP26 được đáp ứng, người tiêu dùng, thương hiệu và nhà sản xuất cần phải làm việc cùng nhau và yêu cầu quần áo được sản xuất theo cách ít độc hại hơn.
Không một quốc gia hay công ty nào có thể thúc đẩy sự thay đổi một mình. Toàn bộ chuỗi cung ứng phải hoạt động song song để giảm sử dụng năng lượng và ngăn chặn nước ô nhiễm đổ ra sông.
Bằng cách này, ngành công nghiệp thời trang có thể đóng góp vào những cam kết được đưa ra tại COP26 và hướng tới tương lai bền vững.