Phòng lab thụ tinh trong ống nghiệm của Bệnh viện Từ Dũ - nơi đầu tiên của Việt Nam ươm mầm sự sống thai nhi giúp các cặp hiếm muộn. Ảnh: Duy Hiệu. |
Thông tin trên được ông Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết tại Hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm 2024 của ngành y tế thành phố, ngày 5/1.
Cụ thể, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tăng 11% so với năm 2022, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú tăng 17% so với năm 2022, tăng 7% so với năm 2020.
Đồng thời, số lượt điều trị nội trú cũng tăng 4,1% và số lượt nội trú có thẻ bảo hiểm y tế tăng 9,1% so với năm 2022.
"Kết quả cho thấy sự phục hồi của ngành y tế thành phố, trong tất cả hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân như giai đoạn trước đại dịch", Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết năm 2020, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú giảm 29,2%, số lượt điều trị nội trú giảm 18,8%. Năm 2021, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tiếp tục giảm 37,9%, số lượt điều trị nội trú giảm 32%.
Đại diện ê-kíp phẫu thuật nhận khen thưởng từ UBND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thuận. |
Ông Dũng cho hay điểm trung bình về chất lượng bệnh viện đã tăng dần qua từng năm. Điều này cho thấy các bệnh viện đã cải thiện chất lượng rõ rệt, đảm bảo thích ứng hiệu quả trong tình hình mới.
Cũng tại hội nghị, UBND TP.HCM khen thưởng đột xuất cho ê-kíp thực hiện ca phẫu thuật thông tim cứu sống thai nhi trong bụng mẹ của 2 bệnh viện là Từ Dũ Nhi đồng 1.
Phát biểu chỉ đạo, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đánh giá ngành y tế thành phố đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tiếp tục nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trên địa bàn thành phố.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ niềm vui mừng về những thành quả mà ngành y tế thành phố đã đạt được trong năm 2023, đặc biệt là thành tựu về y tế chuyên sâu.
Ông cũng yêu cầu ngành y tế giữ môi trường y tế trong sạch, minh bạch, hạn chế hành vi trục lợi, tránh người dân "tiền mất tật mang" và ảnh hưởng uy tín thành phố.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.