Mới đây, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, phát động kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12 tại Việt Nam. Lễ phát động dựa trên tinh thần của Nghị quyết số A/RES/75/27 do Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 7/12.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc.
Nghị quyết kêu gọi tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp quốc và các tổ chức liên cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh hàng năm. Điều này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, chuẩn bị và hợp tác ứng phó với dịch bệnh.
Các nhân viên phun hóa chất tại Đà Nẵng trong đợt bùng phát dịch hồi tháng 8. Ảnh: Hoàng Giám. |
Lần đầu tiên Việt Nam chủ động đưa ra một nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc và thúc đẩy thành công việc thông qua Nghị quyết là một bước triển khai cụ thể Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đồng thời, nó phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng của Việt Nam tại các cơ chế đa phương.
Sáng kiến của Việt Nam đưa ra đúng thời điểm và nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đóng góp vào công cuộc phòng chống Covid-19 cũng như các dịch 19 cũng như những dịch bệnh khác trên thế giới. Sáng kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ 107 quốc gia đồng bảo trợ Nghị quyết.
Ngày 27/12 được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh xuất phát từ ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur. Ông là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông về nguyên nhân gây bệnh dịch và điều chế vaccine đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều thế hệ trên toàn thế giới.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.