Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghịch lý khi tăng học phí

Cuối cùng, người dân Thủ đô thở phào vì đề án tăng học phí tạm thời chưa thông qua cho đến cuối năm nay. Lý do tạm hoãn là mức thu đề xuất chưa tạo được sự đồng thuận cao.

Nghịch lý khi tăng học phí

Cuối cùng, người dân Thủ đô thở phào vì đề án tăng học phí tạm thời chưa thông qua cho đến cuối năm nay. Lý do tạm hoãn là mức thu đề xuất chưa tạo được sự đồng thuận cao.

>> Hà Nội bất ngờ 'rút' đề án tăng học phí
>> Hà Nội tăng học phí gấp 2 lần

Việc xác định mức thu học phí cho từng khu vực dựa trên mức thu nhập trung bình do Cục Thống kê cung cấp là chưa sát với thu nhập thực tế của người dân Hà Nội hiện nay. Độc giả Trần Nam Hà gửi tới bài viết phân tích những nghịch lý của đề án tăng học phí của Hà Nội. Theo đề xuất, mức thu học phí tăng thấp nhất là hai lần và cao nhất là 5 lần so với hiện nay. Đây là mức tăng phi mã trong lịch sử giáo dục của Thủ đô cũng như của cả nước. Việc tăng học phí lần này của Hà nội xem ra có nghịch lý sau đây:

Nghịch lý khi tăng học phí

Tăng học phí để tăng chất lượng giáo dục là điều không tưởng

Theo cục thống kê của Hà Nội thì thu nhập bình quân của người dân ở nội thành là 2,4 triệu một người một tháng và ở ngoại thành là 1,4 triệu một người một tháng. Coi đây là một căn cứ để tăng học phí là thiếu cơ sở. Vì hiện nay sự chênh lệch về thu nhập ngày càng tăng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Mới đây, Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Việc tăng học phí của giáo dục mầm non nhất là ở lứa tuổi giáo dục phổ cập là điều không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu đến trường. Cần phải giảm hoặc miễn hoàn toàn học phí cho giáo dục mầm non đối với tất cả các trường công lập. Ngoài ra thành phố cũng phải quy định mức học phí phù hợp đối với các trường lớp mầm non ngoài công lập vì hiện nay Hà Nội cũng như cả nước chỉ mới thu hút được khoảng 40% trẻ em mẫu giáo tới trường công lập còn hơn 50% là các cháu phải học ở các trường lớp ngoài công lập.

Nhiều người dân lo lắng liệu học phí tăng thì chất lượng giáo dục tăng lên hay số học sinh bỏ học vì không có tiền đóng học phí sẽ tăng? Tăng học phí để tăng chất lượng giáo dục thì lại là điều không tưởng. Tổ chức Pisa chuyên đánh giá chất lượng giáo dục đã tiến hành khảo sát ở nhiều nước và đi đến kết luận rằng, không phải cứ tăng chi tiêu cho giáo dục là chất lượng tăng theo, cũng giống như không phải cứ tăng giờ học trên lớp là học sinh giỏi hơn. Bảo đảm sự ổn định giáo dục Thủ đô với tầm nhìn xa hơn không phải là giải pháp tăng học phí mà là phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất sao cho trường ra trường, lớp ra lớp, đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên đủ tâm đủ tài… Tăng học phí liệu có ngăn chặn được hiện trạng lạm thu tham nhũng giáo dục hay không?

Một điều nhức nhối trong xã hội hiện nay nhất là ở thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM là nạn chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, là nạn dạy thêm, học thêm tràn lan ngày càng gia tăng. Việc tăng học phí với những người thu nhập cao thì chẳng đáng là bao nhưng so với những người lao động, công nhân, nông dân thì là một gánh nặng kinh khủng.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm