Phụ nữ Hàn Quốc khó tìm việc hơn đàn ông dù trình độ học vấn như nhau. Ảnh: Business Insider. |
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố báo cáo tổng quan về giáo dục năm 2024. Báo cáo này chỉ ra phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi 20-30 có trình độ học vấn cao hơn nam giới cùng tuổi, nhưng lại có tỷ lệ việc làm thấp hơn.
Điều này cho thấy tại Hàn Quốc, sự bất bình đẳng giới trong vấn đề việc làm vẫn có thể tồn tại dù người lao động có trình độ đại học.
Cụ thể, dữ liệu của báo cáo cho biết 77% nữ giới Hàn Quốc trong độ tuổi 25-34 học đại học vào năm 2023, trong khi con số này ở nam giới cùng tuổi chỉ là 63%,
Dù vậy, nam giới lại đạt được tỷ lệ việc làm lên đến 83%, trong khi chỉ 76% nữ giới có việc làm.
Nếu tính đến những người lao động chỉ có bằng cấp 3, tỷ lệ có việc làm thậm chí còn chênh lệch lớn hơn. OECD thông tin 44% phụ nữ 25-34 tuổi có việc làm nhờ tấm bằng trung học, nhưng có đến 67% nam giới cùng độ tuổi, cùng trình độ học vấn có thể tìm được việc.
Sự chênh lệch giới tính trên thị trường lao động cũng xuất hiện ở những quốc gia OECD khác. Trung bình, 90% đàn ông có bằng đại học được tuyển dụng ở các quốc gia thành viên, trong khi số phụ nữ được tuyển chỉ là 84%.
Tương tự với việc tuyển dụng nhân sự chỉ có bằng cấp 3, tỷ lệ giữa nam và nữ lần lượt là 72% và 47%, theo Hankyoreh.
Nếu tính đến tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế, bất kể trình độ học vấn hay giới tính, Hàn Quốc vẫn có tỷ lệ cao hơn các nước OECD khác.
Trong số những người có trình độ học vấn từ đại học trở lên, 13% nam giới và 21% phụ nữ không hoạt động kinh tế. Điều này cũng khiến Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước OECD về tình trạng không hoạt động kinh tế ở nam và nữ.
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.