Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ngoài dinh dưỡng, yếu tố này giúp trẻ tiểu học chơi thể thao tốt hơn

Bên cạnh dinh dưỡng, thể thao cũng chính là yếu tố giúp trẻ em phát triển tốt hơn cả về thể chất, tính cách lẫn tinh tinh thần.

Gia đình tôi vốn yêu thể thao nên cũng muốn xây dựng tinh thần thể thao cho con từ nhỏ. Theo bác sĩ thì trẻ em lớp 1 nên theo môn thể thao nào thường xuyên, tốt cho thể chất của con và tôi nên bồi bổ dinh dưỡng như thế nào để con đủ sức chơi thể thao?

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Việc hướng cho trẻ chơi thể thao và vận động thể lực sớm là điều các phụ huynh nên quan tâm và quyết tâm thực hiện.

Hoạt động thể lực, đặc biệt là thể dục thể thao có rất nhiều lợi ích đối với trẻ em. Tập thể dục hàng ngày giúp trẻ phát triển tốt hơn về tầm vóc, thể lực, chiều cao và sức đề kháng.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hoạt động thể lực và tập luyện thể dục, thể thao giúp trẻ em tránh được các rối loạn dinh dưỡng, bệnh mạn tính không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, loãng xương, ung thư… giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, trẻ em hoạt động thể lực còn tăng cường tư duy, nhận thức và khả năng học tập.

dinh duong tre tieu hoc anh 1

Tập luyện thể thao sớm giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể lực cũng như tư duy. Ảnh: Thạch Thảo.

Trẻ mới vào lớp 1 có thể tham gia tập luyện các môn thể dục thể thao như bơi lội, múa, thể dục nhịp điệu, đi bộ, bóng đá... Khi lớn hơn, phụ huynh có thể lựa chọn thêm các môn thể thao phù hợp theo sở thích và năng khiếu của con như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, chạy, nhảy cao, trượt patin, cầu lông, đá cầu…

Cha mẹ nên cân nhắc cho bé làm quen với các môn thể thao phù hợp sức khỏe. Bé có thể lực yếu nên cải thiện dần, không tập luyện quá sức. Sự tham gia của cha mẹ cũng sẽ giúp trẻ thêm tự tin, bớt e ngại và dễ dàng tham gia tập với niềm vui của cả gia đình.

Khi trẻ tập luyện thể dục thể thao, trẻ cần được cung cấp thêm năng lượng để cân đối được năng lượng ăn vào và tiêu hao, đảm bảo bền bỉ trong suốt buổi tập.

Ngoài 3 bữa chính, các bé cần thêm 2-3 bữa phụ với đầy đủ các nhóm thực phẩm: chất đạm, chất bột đường, chất béo, rau, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.

Trước và sau khi tập luyện, trẻ nên được bổ sung bữa ăn nhẹ mà trong thành phần có chất bột đường, chất đạm, vi chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ bắp, hồng cầu. Điều này sẽ giúp trẻ đủ sức bền cho tập luyện, không bị đuối sức, mệt mỏi hay chấn thương do thiếu hụt năng lượng.

Bữa ăn phụ nên chọn sữa và chế phẩm từ sữa với các loại sữa có bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng, chất xơ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cung cấp thêm nước cho trẻ trong thời gian tập luyện để bù đắp lượng nước đào thải trong quá trình tập luyện. Các cha mẹ cần lưu ý chọn nước có điện giải; không nên cho con dùng nước ngọt, nước tăng lực, nước có caffeine khi tập luyện.

dinh duong tre tieu hoc anh 2

Sức bền là nhu cầu thực tiễn và cấp thiết hiện nay khi có đến 92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Cách tăng cường dinh dưỡng cho trẻ cuối cấp 1

Trẻ cuối cấp 1 bắt đầu bước vào giai đoạn tiền dậy thì, nhu cầu năng lượng mỗi ngày cũng tăng 1,5-2 lần so với giai đoạn trước đó.

Độc giả Vân Linh

Bạn có thể quan tâm