Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngồi vào mâm cơm nên gắp rau hay thịt ăn trước?

Thứ tự ăn uống rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến vị giác cũng như sức khỏe người dùng.

Khi ngồi vào mâm cơm, thông thường mọi người sẽ chọn gắp món mình thích ăn nhất sau đó mới thưởng thức các món còn lại. Có người thích ăn thịt trước rau, ngược lại có người lại thích ăn rau trước thịt. Tuy nhiên, thứ tự ăn sẽ ảnh hưởng đến vị giác cũng như sức khỏe người dùng.

Nên ăn rau hay thịt trước?

Rau có hàm lượng nước cao nên người ăn sẽ nhanh chóng cảm thấy no. Bạn nên ăn rau trước, sau đó ăn các loại thực phẩm giàu protein từ thịt cá sau, cuối cùng là tinh bột ở mức vừa phải để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng.

Để không ăn quá no gây tức bụng, ổn định lượng đường huyết và tránh gây tăng cân, bạn có thể tuân thủ thứ tự bữa ăn như sau:

Ăn rau trước tiên có thể làm tăng cảm giác no, bổ sung chất xơ, khoáng chất, vitamin, đồng thời có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu và giảm tích tụ chất béo.

Sau đó, bạn mới ăn các loại thịt nạc, ít mỡ, hải sản, đậu tương… để kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn. Thịt đỏ có hàm lượng chất béo cao hơn nhưng nên ăn với lượng ít để đáp ứng nhu cầu sắt cơ thể cần.

Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến các món súp đặc, món ăn phủ bột chiên rán, bánh pizza và các loại thực phẩm khác. Vì các món này chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo nên cần ăn sau rau và thịt.

Thu tu an uong anh 1

Ngồi vào mâm cơm nên gắp rau hay thịt ăn trước?. Ảnh: VTC.

Ngoài ra, sau khi ăn cơm khoảng 30 phút đến 1 tiếng bạn mới nên ăn trái cây, vì chúng có chứa đường dễ gây biến động lượng đường trong máu.

Những điều kiêng kỵ không nên phạm phải trong bữa ăn

  • Rung đùi: Rung chân hay rung đùi là thói quen bất lịch sự bởi hành động này có thể làm rung bàn ăn gây khó chịu những người xung quanh. Do vậy, không chỉ trong bữa ăn mà những lúc khác bạn cũng hãy cố gắng bỏ thói quen rung chân bởi nó rất phản cảm và gây khó chịu với hầu hết người đối diện.
  • Tạo tiếng ồn khi ăn: Khi ăn bạn lưu ý hạn chế gây ra tiếng động, nhai một cách tao nhã, không mở miệng khi nhai. Như vậy sẽ tạo cho bạn hình ảnh thanh lịch và sang trọng hơn.
  • Cắm đũa vào bát cơm: Một số bạn nhất là trẻ nhỏ trong quá trình ăn thường cắm đũa lên bát cơm để chóng tay lên đũa. Theo người xưa, cắm đũa trên bát cơm chỉ xuất hiện trong mâm cơm cúng thần linh. Vì vậy khi bạn thực hiện hành động này được xem như là điềm xấu, mang đến xui xẻo cho người khác.
  • Bới đồ ăn: Hành động bới thức ăn lên để tìm cho mình những miếng ngon nhất được xem là hành động bất lịch sự và không tôn trọng người xung quanh. Bạn không nên lựa thức ăn mà cố gắng quan sát, dùng đũa gắp thức ăn mà mình muốn.
  • Xới cơm một lần: Người ta cho rằng, bát cơm được xới một lần là dành cho người đã chết nên rất kiêng kỵ điều này. Ngoài ra, bạn cũng không nên xới bát đầy có ngọn và lèn, gợi nhớ đến bát cơm cúng.
  • Ăn cơm trước chủ nhà: Theo các tập tục truyền thống, trong bữa ăn, khách thường đợi chủ nhà bưng bát lên đầu tiên rồi mới bắt đầu dùng bữa. Nhiều nơi, mọi người còn phải mời nhau trước khi nâng đũa. Theo phép tắc, chúng ta vẫn nên tôn trọng chủ nhà và để họ khai vị. Ngoài ra, trẻ em cần đợi đến khi người lớn bắt đầu ăn trước thì mới nên ăn cơm.
  • Dùng điện thoại khi ăn: Thói quen dùng điện thoại khi ăn xuất hiện rất nhiều. Chúng ta sẽ rất dễ thấy trên một bàn ăn trong nhà hàng hay đám bạn đang ngồi uống nước luôn có những bạn chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại của mình. Hành động này rất bất lịch sự bởi người ta mời bạn đi ăn, đi uống và trò chuyện với nhau chứ có phải để bạn bấm điện thoại

Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Nhập viện sau khi cho ong đốt khắp người

Khi bị đau chân tay, bệnh nhân ở Hà Nội đã mời thầy lang đến nhà dùng ong châm vào khắp cơ thể để chữa bệnh.

https://vtc.vn/ngoi-vao-mam-com-nen-gap-rau-hay-thit-an-truoc-ar799297.html

Mai Linh / VTC

Bạn có thể quan tâm