Lịch trình ngủ hoặc thức hàng ngày của một người một phần là do di truyền. Ảnh: The Guardian. |
Trong một bài luận năm 2018 trên tờ Cut, tác giả Edith Zimmerman đã viết “thức dậy sớm mang lại cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào, bạn cảm thấy vượt trội, tự mãn”.
Gần đây, một người dùng mạng xã hội chia sẻ: “'Cú đêm' thật tệ. Thói quen ngủ trễ là một chướng ngại vật trên đường đi của mọi kế hoạch luôn cần được thực hiện”.
Tuy nhiên, theo The Guardian, chu kỳ ngủ, thức của con người vốn dĩ rất đa dạng. Nếu bạn cũng là người đi ngủ muộn, dậy muộn, bạn đơn giản là một "cú đêm" hoặc theo thuật ngữ lâm sàng là bạn có giai đoạn ngủ muộn.
Kiểu người của buổi tối
Tuy nhiên những "cú đêm" hãy yên tâm. Lịch trình giấc ngủ hàng ngày, được gọi là kiểu thời gian của bạn, chủ yếu là do di truyền. Một nghiên cứu gần đây ở Phần Lan cho thấy 10% nam giới và 12% phụ nữ là "kiểu người buổi tối".
Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy kiểu thời gian phổ biến nhất, chiếm 14,6% số người là ngủ từ 0h09 đến 8h18 sáng khi không có “nghĩa vụ xã hội” - nhưng một nửa dân số ngủ muộn hơn.
Tiến sĩ Beth Ann Malow, nhà thần kinh học và chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cho biết: "Kiểu thời gian của chúng ta là một phần và cốt lõi của mỗi người, không phải kiểu 'tôi sẽ chọn làm cú đêm và tôi lười biếng'. Đó là sở thích sinh học”.
Tiến sĩ Phil Gehrman, một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về thuốc ngủ hành vi tại Đại học Pennsylvania, cũng đồng ý với quan điểm này. Anh nói xu hướng chống lại "cú đêm" là “văn hóa thuần túy”.
Thời gian biểu 9-5 có thể tốt cho những người dậy sớm, nhưng nó lại có tác dụng với những người cần ngủ muộn hơn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy càng bắt đầu làm việc muộn, những người tham gia càng ngủ được nhiều hơn.
Đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau, vậy nên bạn không cần cảm thấy xấu hổ nếu mình khác biệt. Ảnh: Kuorsauskauppa. |
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Mathias Basner, Giám đốc đơn vị tâm thần học thực nghiệm, phân chia giấc ngủ và thời gian sinh học, viết trong một email gửi tới The Guardian: "Việc bắt đầu làm việc sớm và đi làm xa dẫn đến giấc ngủ ngắn".
Vấn đề xảy ra khi chúng ta có công việc hoặc lớp học không phù hợp với nhịp sinh học của mình.
Khi các công việc của cuộc sống lúc thức xung đột với lịch trình giấc ngủ, "cú đêm" chuyển từ xu hướng sang một tình trạng được gọi là rối loạn giai đoạn ngủ - thức, khiến hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn. Khoảng 0,2-1,7% người lớn mắc bệnh này.
Đừng bắt ai đó thay đổi vì họ khác biệt
Nhà thần kinh học và chuyên gia về giấc ngủ Beth Ann Malow cho biết cách điều trị thường bắt đầu bằng việc mọi người có thể điều chỉnh lịch làm việc để phù hợp với nhịp sinh học của họ hay không.
Beth Ann Malow cho rằng trong thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ ít cứng nhắc hơn về thời gian bắt đầu công việc. Về mặt sức khỏe, tình huống tốt nhất là tìm cách tuân thủ đồng hồ sinh học của chính mình thay vì cố gắng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Tôi muốn bệnh nhân tuân theo một lịch trình nhất quán khi họ đi ngủ lúc 2h và thức dậy lúc 10h hoặc 11h”, tiến sĩ Beth Ann Malow nói.
Tất nhiên, nhiều người không đủ may mắn để có được sự lựa chọn như vậy. Trong trường hợp đó, chứng rối loạn có thể được điều trị bằng cách tiếp xúc với ánh sáng, melatonin và tập thể dục.
Những kỹ thuật như vậy giúp thay đổi nhịp sinh học, nhưng mỗi người có tỷ lệ thành công khác nhau.
Ngoài những lo ngại về lịch trình làm việc, liệu thức dậy sớm có mang lại những lợi ích sức khỏe cơ bản nào không?
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Phil Gehrman, rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra việc trở thành "cú đêm" có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn. Tuy nhiên, câu hỏi mở là: "Bạn có phải là cú đêm không?".
"Thực tế, hầu hết 'cú đêm' buộc phải tuân theo một lịch trình sớm hơn nhịp sinh học của họ - điều mà chúng ta thường gọi là sự không phù hợp”, Gehrman nói.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là: Nếu bạn có nhịp sinh học của một 'cú đêm', đừng cảm thấy tồi tệ về điều đó. Nếu bạn là người dậy sớm, hãy thông cảm với những người bạn 'cú đêm' của mình.
Nhà tâm lý học lâm sàng Phil Gehrman nói: “Mọi người không nên thay đổi đồng hồ sinh học của mình vì chúng ta khác với đa số người. Tôi nghĩ mọi người nên xem xét sự khác biệt về nhịp sinh học giống như cách họ nhìn vào bất kỳ sự khác biệt nào khác giữa con người với nhau”.
Chữa lành bằng sách
Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:
Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.
Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.