Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngủ ngáy có phải là bệnh?

Tình trạng ngủ ngáy xuất hiện khá phổ biến, khoảng 57% ở nam giới và 40% ở nữ giới. Người mắc bệnh phổi mạn tính thường đồng mắc loại bệnh này.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh về đường thở. Ảnh: Freepik.

Ngủ ngáy là tình trạng phát ra âm thanh lớn khi ngủ, thường gây khó chịu cho người xung quanh nhưng người mắc lại không nhận thức được điều này. Theo TS.BS Phạm Thị Phương Nam, Trưởng khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng), nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là giảm trương lực cơ khi ngủ.

Trương lực cơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho đường thở luôn mở. Khi ngủ, trương lực cơ giảm, không đủ để giữ đường thở trên mở rộng, đặc biệt khi hít vào sẽ tạo ra áp suất âm trong lòng phổi, khiến đường thở bị thu hẹp. Điều này làm tăng vận tốc luồng khí, dẫn đến rung động các mô mềm, gây ra tiếng ngáy.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ ngủ ngáy bao gồm:

  • Lệch vách ngăn mũi
  • Lưỡi to hoặc có khối u vùng vòm họng
  • Thừa cân, béo phì

Bác sĩ Nam cho biết trong nhiều trường hợp, ngủ ngáy có thể vô hại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn.

Người mắc chứng này thường gặp các biểu hiện như:

  • Buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc
  • Thức dậy đột ngột với cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hển
  • Tiếng ngáy to, ngáy gián đoạn do có những khoảng ngưng thở khi ngủ (trên 5 lần mỗi giờ)

Mặc dù ngủ ngáy đơn thuần không gây hại, nếu liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ
  • Rối loạn nhịp tim, suy tim, suy thận
  • Rối loạn chuyển hóa và nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ngáy to kéo dài, gián đoạn thở khi ngủ, buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc khó thở khi ngủ, hãy thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc tai mũi họng.

“Đừng chủ quan với tình trạng ngủ ngáy. Phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và hô hấp”, bác sĩ Phạm Thị Phương Nam khuyến cáo

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị teo 'vùng kín'

Hầu hết phụ nữ đều không nhận ra mình mắc bệnh, chỉ cảm thấy âm đạo khô hơn, có cảm giác bị rát và ngại quan hệ tình dục.

'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết

Ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, uống rượu, không theo dõi đường huyết… là những vấn đề sẽ gây ra biến chứng với người bệnh tiểu đường trong dịp Tết Nguyên đán.

Cách chế biến măng khô ăn Tết ngon, sạch hóa chất

Măng khô là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm