Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngủ nhiều cũng gây hại

Chúng ta đều biết nếu ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tinh thần... Nhưng ngủ nhiều cũng gây ra tác hại không kém.

Ngủ nhiều ở người trưởng thành là thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày. Ngủ quá nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tác hại khi ngủ nhiều

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Khi thức, cơ thể chúng ta vận động, các cơ tim phải co bóp mạnh hơn, quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất được tăng cường. Khi ngủ, nhịp tim và sự co bóp của cơ giảm xuống, làm giảm quá trình trao đổi máu đến tim. Vì thế, ngủ quá nhiều là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.

- Tăng các bệnh đường hô hấp: Buổi sáng là lúc khí hậu trong lành nhất. Hít thở dưới bầu trời trong khoảng thời gian này sẽ mang lại những lợi ích lớn cho hệ hô hấp. Trong phòng ngủ lúc này ngược lại ngoài trời, không khí khá ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn và khí CO2. Nếu ngủ nướng vào buổi sáng, chúng ta rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm…

Ngủ nhiều khiến cơ thể trì trệ, ít hoạt động, ít có sự trao đổi chất, nên phổi cũng "lười" làm việc hơn sẽ dẫn đến bất lợi cho đường hô hấp.

tac hai ngu nhieu anh 1

Ngủ quá nhiều khiến cơ thể uể oải, trì trệ cả thể chất lẫn tinh thần.

- Suy giảm trí nhớ: Khi ngủ quá nhiều, cơ thể tiêu hao nhiều oxy, tổ chức não tạm thời thiếu dinh dưỡng. Cơ thể sẽ mất cân bằng hormone gây ra cảm giác mệt mỏi, mơ màng, nặng đầu và thiếu sức sống, khó tập trung. Cơ thể uể oải do ngủ muộn vào buổi sáng, cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu… khiến chân tay tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu.

- Chán ăn: Uể oải mệt mỏi, đau đầu do ngủ nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác chán ăn, lười hoạt động.

- Thừa cân béo phì: Khi nạp năng lượng vào cơ thể bằng thức ăn nhưng lại ngủ quá nhiều, năng lượng không được tiêu hao. Kết quả là năng lượng và các chất dinh dưỡng dư thừa sẽ tích tụ thành lượng mỡ trong cơ thể, dần gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

- Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường: Ngủ quá nhiều cũng như không đủ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường do sự rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể.

Tương tự ngủ ít, ngủ nhiều sẽ gây ra các tác hại tức thì cho làn da, bọng mắt. Gương mặt trở nên nặng nề, da xỉn màu, mệt mỏi, uể oải…

Ngủ như thế nào là tốt nhất?

Tùy theo độ tuổi, giới tính, thể trạng của mỗi người, nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình người trưởng thành cần ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày.

Thời lượng ngủ rất quan trọng, nhưng thời điểm ngủ còn quan trọng hơn. Nếu chúng ta vẫn ngủ đủ thời lượng, nhưng thức khuya, ngủ ngày vẫn gây ra tác hại không kém, do gây ra sự xáo trộn với nhịp sinh học của cơ thể.

Theo đó, chúng ta cần biết nhịp sinh học của cơ thể để biết thời điểm ngủ là rất quan trọng:

- 21-23h: Là thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) thải độc, do vậy cần thả lỏng cơ thể và tinh thần, tránh làm việc căng thẳng… giúp hệ bạch huyết làm tốt nhiệm vụ của mình. Nên bắt đầu giấc ngủ vào thời gian này là tốt nhất.

Trước khi ngủ, có thể kết hợp vài động tác massage đầu và cổ để có giấc ngủ sâu. Sau đó đi ngủ để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng.

- 7-9h: Là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Vì thế thời điểm này rất lý tưởng cho bữa ăn sáng. Nếu ăn sáng muộn hơn, sẽ không có lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng và còn khiến bữa trưa dễ bị bỏ qua. Thay vào đó, chúng ta lại ăn bữa tối nhiều hơn cũng gây ra bất lợi cho sức khỏe.

Nên thức dậy vào lúc 6h để vệ sinh cá nhân, vận động cơ thể và kịp ăn sáng vào 7h, chuẩn bị năng lượng cho một ngày làm việc.

tac hai ngu nhieu anh 2

Tư thế nằm ngủ cũng rất quan trọng đối với sức khỏe.

Ngoài thời điểm, thời gian ngủ - thức, tư thế ngủ cũng rất quan trọng. Mặc dù mỗi người sẽ có thói quen và tạo ra một tư thế ngủ khác nhau để cảm thấy thoải mái nhất, nằm nghiêng về bên trái là tư thế được khuyên có lợi nhất cho sức khỏe. Cụ thể:

- Về tiêu hóa: Dạ dày và tuyến tụy nằm phía bên trái của vùng bụng, nếu nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cho dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên. Chỉ cần 10 phút nằm nghiêng trái sau khi ăn là đã giúp thực phẩm di chuyển qua dạ dày dễ dàng, giúp tiêu hóa thực phẩm hiệu quả.

- Hô hấp và cột sống: Nằm nghiêng bên trái sẽ cung cấp không khí cho phổi một cách tốt nhất. Nằm nghiêng cũng giúp giảm trọng lực lên phần lưng và hông, hạn chế những tác hại cho cột sống.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Giảm cân nhanh, người đàn ông bất ngờ khi được thông báo 'thủ phạm'

Người đàn ông đi khám vì sụt cân nhanh, đầy bụng, kém ăn. Khi phát hiện nguyên nhân là miếng măng kích thước lớn, bệnh nhân ngạc nhiên vì không biết "nằm ở đó từ bao giờ".

https://suckhoedoisong.vn/ngu-nhieu-cung-gay-hai-cho-suc-khoe-169230527120027398.htm

Bác sĩ Nguyễn Thanh Ngoan - ĐH Phạm Ngọc Thạch / Sức khỏe và Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm