Tôi và cô bạn chơi với nhau từ lớp 10, đứa ngồi bàn trên, đứa bàn dưới. Hồi cấp 3 tôi khá nhát, chẳng chơi với mấy người mà tập trung học là chính.
Ngồi gần nên hai đứa cũng thỉnh thoảng nói chuyện, rồi thân hơn lúc nào không hay. Chuyện học hành, thi đại học, crush này kia cũng chẳng ngại kể cho nhau.
Lên đại học, mỗi đứa chọn một trường, cách nhau cả chục cây số nhưng chúng tôi vẫn cố gắng gặp nhau 1, 2 lần mỗi tháng. Cảm giác hai đứa chỉ cần thấy mặt nhau, nắm được tình trạng đối phương ra sao là đủ. Đó là cách hai đứa tôi duy trì tình bạn này.
Cũng có những lúc ôn thi, đi làm bận rộn, chúng tôi không thể gặp nhau trong thời gian dài. Tuy nhiên khi có chuyện, chắc chắn một trong hai chẳng ngại giúp đỡ nhau.
Chẳng hạn như cuối tuần trước, tôi sang chỗ bạn chơi từ thứ 7. Đến sáng sớm chủ nhật, tôi có chuyện gấp cần về quê. Bình thường, tôi bắt xe khách nhưng vì khi đó sớm quá, chưa có xe nào chạy.
"Để tao lấy xe chở mày về, yên tâm", bạn chạy vào nhà xách xe, nói với tôi chắc nịch.
Thế rồi cô bạn đã chạy xe hơn 100 km đưa tôi về nhà như vậy. Xong việc, bạn lại cầm lái hơn 100 km ngược trở về Hà Nội để kịp thứ hai đi làm. Suốt quãng đường, bạn cứ bảo tôi ngồi sau vì biết tôi không cầm lái xa được. Trên đường có mưa lớn, hai đứa dính mưa khá nhiều.
Tôi từng nghĩ rằng mình độc lập, không cần ai giúp đỡ, nhưng người bạn thân đã cho tôi thấy đôi khi nhận sự hỗ trợ từ người khác, nhất là những người quý mến ta, lại là một điều ấm lòng đến thế.
(Đỗ Hoa, Hà Nội)
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.