Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người bệnh đái tháo đường cần biết điều này để tránh biến chứng

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường thường xuất hiện từ từ, thầm lặng, nên cần phải được theo dõi và sàng lọc kỹ.

Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa: Agnutritioninternational.

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường, hầu hết trong số đó có thể kiểm soát nếu người bệnh biết cách phòng ngừa từ sớm. Việc hiểu rõ nguy cơ mắc đái tháo đường của bản thân giúp mỗi người có ý thức hơn trong việc thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn uống và vận động phù hợp, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Một số điểm người bệnh đái tháo đường cần chú ý như sau:

Kiểm soát tốt đường huyết

  • Đạt được đường huyết trước bữa ăn (đường huyết đói): 4,4-7,2 mmol/L, đường huyết đỉnh sau ăn <10mmol/L, đích đường máu trung bình (HbA1C) <7.0 % và tránh các nguy cơ gây hạ đường huyết.
  • Đạt được đích hay giảm được HbA1C sẽ làm giảm các biến chứng.
  • Thay đổi lối sống là nền tảng để đạt được mức kiểm soát đường huyết: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đầy đủ, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, kiểm soát cân nặng, giảm tress…
dai thao duong anh 1

ThS.BS Vũ Ngọc Linh, Trưởng Khoa Nội II, Bệnh viện Bưu điện khám và tư vấn cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh: BVCC.

Dự phòng và điều trị các biến chứng của đái tháo đường

  • Các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường: Bệnh võng mạc, bệnh thận, đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thần kinh.
  • Các biến chứng cấp tính của đái tháo đường: Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan acid lactic, hôn mê hạ đường huyết.

Kiểm soát tốt đường huyết, giảm HbA1C sẽ làm giảm được nguy cơ gây biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, người dân cần phải kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát lipid máu và đồng thời sử dụng các thuốc có lợi cho tim mạch, thận. Đây là những yếu tố song hành trong việc làm giảm biến chứng của đái tháo đường.

Điều trị các bệnh lý đi kèm

Người bệnh đái tháo đường sẽ có các bệnh lý mạn tính đi kèm. Do đó, nếu chỉ điều trị để đạt được mục tiêu glucose máu là không đủ mà phải điều trị các bệnh lý mạn tính kèm theo như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh võng mạc đái tháo đường.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2 cách pha nước mía tốt cho người đái tháo đường

Những người bị đái tháo đường có thể nhai mía hoặc uống một cốc nước mía tươi ở mức độ vừa phải.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Ngoài một số yếu tố môi trường và lối sống, bệnh đái tháo đường vẫn có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

ThS.BS Vũ Ngọc Linh

Trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Bưu điện

Bạn có thể quan tâm