Tới 18h ngày 25/7, người dân mới bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng từ sáng mọi người đã xếp hàng dài quanh khu vực Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, bà Nguyễn Thị Kim Lan, một trong những người dân đầu tiên được vào viếng Tổng Bí thư, cho biết đã đi từ nhà riêng ở quận Long Biên đến số 5 Trần Thánh Tông từ lúc 4h, khi trời còn chưa tỏ. "Được đứng ngoài, xếp hàng rồi vào viếng Tổng Bí thư là một niềm vinh dự với tôi", bà nói.
Bà Lan biết đến "bác Trọng", cách gọi thân thương mà nhiều người dân dành cho Tổng Bí thư, qua câu chuyện của bố mẹ, những người từng hoạt động cách mạng và sống gần quê nhà của Tổng Bí thư một thời gian. "Tôi rất kính trọng bác. Khi nghe tin bác mất, nước mắt tôi cứ chảy ra vì cảm giác thương tiếc", bà Lan chia sẻ.
Giống bà Lan, bà Đỗ Thị Tám (Hoài Đức, Hà Nội) cùng em gái biết rõ thời gian cho phép người dân vào viếng Tổng Bí thư là 18h, nhưng cả hai vẫn sắp xếp công việc để có thể đến xếp hàng từ sớm.
Bà Đỗ Thị Tám đứng xếp hàng từ sáng chờ đến 18h để có thể vào viếng Tổng Bí thư. |
Bà Tám xúc động trong giây phút được nói lời tiễn biệt với bác Trọng. "Giống như mọi người dân đất Việt, tôi mang theo lòng tiếc thương vô hạn, biết ơn sâu sắc dành cho bác, người mà tới những giây phút cuối cùng vẫn nghĩ cho công việc chung, cho đất nước", bà Tám trải lòng.
Trong khi đó, Ngô Đức Duy và các đồng nghiệp tại một công ty ở Hà Nội đứng xếp hàng hơn 3 giờ trước giờ Ban tổ chức Lễ tang sắp xếp cho người dân vào viếng Tổng Bí thư tại Nhà Tang lễ Quốc gia. "Tôi sẵn sàng đợi dù cho có phải xếp hàng lâu hơn. Nhiều người ở xa muốn nhưng không thể đến viếng bác. Còn tôi và nhiều bạn trẻ ở Hà Nội có điều kiện đi lại thuận tiện hơn nên chờ đợi không có gì khó khăn cả", Duy cho biết.
Trong giây phút tri ân Tổng Bí thư, Duy và những người xung quanh cùng đang chia sẻ một cảm xúc. "Không ai nói gì với ai nhưng tất cả đều có thể cảm nhận được nỗi buồn đó", anh chia sẻ.
Theo lịch trình, người dân bắt đầu được vào viếng Tổng Bí thư từ 18h chiều 25/7. Thiếu tá Nguyễn Mạnh Huy, cán bộ Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, cho biết quanh Nhà tang lễ Quốc gia sẽ có 8 chốt phục vụ người dân đăng ký vào viếng Tổng Bí thư. Mỗi chốt sẽ có 20 cán bộ chiến sỹ cùng nhiều sinh viên tình nguyện hỗ trợ công tác đăng ký.
Người dân được xác minh danh tính trước khi vào nhà tang lễ. |
Tất cả cán bộ, người dân đến viếng Tổng Bí thư được xác minh danh tính qua hai cách: dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip quét qua máy QR code hoặc đăng ký qua ứng dụng VneID. Sau khi hoàn tất thủ tục, người dân tuân theo sẽ sắp xếp của bộ phận an ninh để vào viếng.
Ngoài ra, người dân còn có thể gửi lời chia buồn tới gia đình Tổng Bí thư qua ứng dụng VneID. Tất cả dữ liệu này sẽ được tập hợp tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Dân cư (C06).
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.