Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông chửi bới, dọa 'lây' Covid-19 cho phóng viên gốc Á

Khi đưa tin về tình hình dịch bệnh ở Brooklyn, phóng viên CeFaan Kim bị một người đàn ông miệt thị chủng tộc, dọa lây Covid-19 vì là người gốc Hàn.

Ngày 14/10, phóng viên CeFaan Kim của WABC đến khu vực Brooklyn (New York, Mỹ) để đưa tin về một trường học vẫn đang hoạt động trong vùng dịch phức tạp.

Đứng trước cổng trường, Kim thuật lại tình hình, cho biết một số học sinh tập trung đi xe buýt của trường nhưng không đeo khẩu trang. Anh nói thêm trường này cũng vi phạm nhiều quy định phòng dịch của tiểu bang.

"Các bạn có thể thấy nhiều người dân địa phương có thái độ thù địch. Hãy xem một người đàn ông không đeo khẩu trang đang đe dọa, miệt thị chủng tộc tôi", Kim nói khi đứng sau ống kính.

Khi đó, một người đàn ông trung tuổi tiến về phía nam phóng viên, tự nhận là người Do Thái, New York Post đưa tin.

"Này, tôi vừa nhiễm Covid-19 đây. Lại đây, để tôi cho anh một ít virus", người đàn ông nói.

phan biet chung toc o My anh 1

Người đàn ông không đeo khẩu trang, miệt thị và dọa lây Covid-19 cho phóng viên.

Kể lại trên trang cá nhân, Kim cho biết bị người đàn ông gọi nhiều lần bằng từ ngữ miệt thị. Anh là người Mỹ gốc Hàn, sinh ra và lớn lên ở bang Philadelphia, tốt nghiệp Đại học New York và từng phục vụ trong Lực lượng Dự bị Quân đội Mỹ.

Khi chia sẻ câu chuyện, Kim nhận được nhiều sự ủng hộ của dân mạng, bao gồm cả phóng viên Kristen Sze của đài ABC7 ở San Francisco. Phần lớn đều lên án hành động miệt thị của người đàn ông và cả việc không đeo khẩu trang giữa mùa dịch.

"Tôi xin lỗi khi điều đó xảy ra với bạn. Thật buồn khi những người từng nếm trải sự thiên vị và căm ghét lại quay lưng với người khác. #StopTheHate", Sze viết.

phan biet chung toc o My anh 2

CeFaan Kim là phóng viên người Mỹ gốc Hàn.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cộng đồng người châu Á, gốc Á tại nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ đối mặt làn sóng phân biệt chủng tộc liên quan đến nguồn gốc của đại dịch.

Theo Hội đồng hoạch định và chính sách châu Á - Thái Bình Dương (A3PCON), tính đến tháng 8, hơn 2.300 người Mỹ gốc Á đã báo cáo về các vụ việc cho thấy định kiến phân biệt chủng tộc với họ.

Phụ nữ Ấn Độ bị miệt thị trên mạng, quấy rối ngoài đời

Phụ nữ là nạn nhân của bất bình đẳng giới trầm trọng ở Ấn Độ. Họ không chỉ đối mặt nguy cơ bị tấn công ngoài xã hội mà còn trở thành đối tượng bị miệt thị, vũ nhục trên mạng.

Mai An

Bạn có thể quan tâm