Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông nguy kịch vì vợ chích dái tai chữa đột quỵ

Người đàn ông đột ngột liệt nửa người, nghi đột quỵ. Tuy nhiên, ông lại được sơ cứu tại chỗ bằng cách chích máu dái tai.

Chích máu là cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ phản khoa học. Ảnh: Pexels.

Ông P.D.Q. (66 tuổi, ngụ Phú Thọ) đột nhiên xuất hiện tình trạng mệt mỏi sau đó liệt hoàn toàn 1/2 người bên phải khi đang đi lễ nhà thờ cùng vợ.

Tuy nhiên, người bệnh được sơ cứu tại chỗ bằng cách chích máu dái tai trong một giờ đồng hồ nhưng không cải thiện.

Sau đó, ông Q. mới được đưa vào Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, vào giờ thứ 3 của bệnh với ý thức chậm chạp, liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, vị trí dái tai chảy máu.

Theo bệnh viện, ông Q. được dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, do không có xuất huyết não, không có hình ảnh tắc mạch lớn.

Sau khi tiêu huyết khối tĩnh mạch, người bệnh dần dần cải thiện khả năng nói, trả lời các câu hỏi rõ ràng chính xác hơn. Cánh tay phải có thể nắm chặt và tự chủ động co duỗi được chân phải.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cảnh báo việc sơ cứu như chích máu đầu tay hay dái tai đã làm chậm trễ việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Nếu bệnh nhân không kịp vào bệnh viện trong "thời gian vàng" đột quỵ, hậu quả để lại là rất lớn.

Đối với các bệnh nhân đột quỵ, cứ mỗi giây trôi qua, 32.000 tế bào não sẽ chết nếu không được cung cấp máu và oxy. Mỗi phút sẽ có 1,9 triệu tế bào não chết đi, để lại khiếm khuyết thần kinh rất nặng nề.

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Tổng thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, cũng khẳng định chưa có bằng chứng về việc cấp cứu cho người bị đột quỵ bằng cách chích máu từ đầu ngón tay. Theo ông, cách làm trên là phản khoa học.

Chuyên gia này cũng khẳng định "nguyên tắc vàng" khi phát hiện một người bị đột quỵ đó là tính thời điểm, việc chích, nặn máu từ đầu ngón tay, chân thậm chí gây chậm trễ trong quá trình cứu chữa nạn nhân.

Tương tự, hành động cạo gió cũng phản khoa học, nhiều người lầm tưởng dấu hiệu đột quỵ với cảm, khiến nạn nhân mất đi "thời gian vàng" chữa trị.

Lý giải thêm về điều này, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y học cổ truyền Trung ương (Hà Nội), cho biết chỉ những bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện biện pháp châm máu ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, cách làm này thường sử dụng trong trường hợp sốt cao co giật.

Theo Đông y, châm 10 đầu ngón tay đồng nghĩa giảm nguyên khí, làm cho máu không lưu thông. Điều này tuyệt đối không được áp dụng trong xử trí đột quỵ não và chỉ có bác sĩ mới xác định chính xác cần làm gì để chữa trị cho nạn nhân.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Znews giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Lợi ích không ngờ của các loại mỡ động vật

Bên cạnh trị bỏng, mỡ động vật còn là phương thuốc bôi ngoài da hiệu quả, rẻ tiền nhưng ít người biết.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm