Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân rời bỏ Hong Kong vì không muốn ở nhà siêu nhỏ

Khi vấn đề giá căn hộ cao ngất ngưởng và những nhà "quan tài" ở Hong Kong vẫn không cho thấy dấu hiệu thay đổi tích cực, mối lo người dân rời bỏ thành phố ngày càng rõ rệt hơn.

Việc năm thứ ba liên tiếp, Hong Kong (Trung Quốc) được xếp hạng là thành phố đắt đỏ nhất để sinh sống, vượt cả New York (Mỹ), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh) và Tokyo (Nhật), không còn là điều đáng ngạc nhiên, theo SCMP.

Mặc dù cuộc khảo sát của công ty ECA International dựa trên ý kiến từ những người nước ngoài sinh sống tại các thành phố, điều này không đồng nghĩa với cuộc sống của người địa phương ở Hong Kong dễ thở hơn.

Sự khác biệt duy nhất là dân địa phương có quyền lựa chọn tìm nhà ở công cộng hoặc ở với cha mẹ để tiết kiệm tiền.

can ho sieu nho o hong kong anh 1
Hong Kong là thành phố có mức sinh hoạt phí cao top đầu thế giới. Ảnh: SCMP.

Một nửa thu nhập cho vài m2 sinh sống

Xét trên mức lương trung bình hàng tháng hiện tại là 18.000 HKD (2.300 USD) và thu nhập trung bình của hộ gia đình là 28.700 HKD, không khó hiểu khi ngày càng nhiều người Hong Kong đang bỏ đi khỏi thành phố, tìm kiếm nơi ở mới.

Mặc dù mức lương nói trên có vẻ đủ sống ở nơi các mặt hàng có giá cả phải chăng, như một hộp cơm 2 món chỉ có giá 25 HKD, giá thuê nhà cao ngất ngưởng, thường mới là vấn đề nhức nhối nhất.

Hàng trăm nghìn cư dân Hong Kong phải sống trong những nhà lồng rộng chưa tới 10 m2. Nhưng họ phải trả tới 50% thu nhập cho tiền thuê nhà.

"Bạn sẽ không đói ở Hong Kong nhưng rất dễ trở thành người vô gia cư", cây viết Luisa Tam của SCMP, bình luận.

"Nếu một người muốn mua một căn hộ trị giá 2 triệu HKD, có khả năng đang ở trong tình trạng hư hỏng, họ sẽ mất ít nhất 9 năm tiết kiệm và đó là không cần ăn uống hoặc tận hưởng các tiện nghi cơ bản khác", Luisa đưa ra phép tính.

Đối với một cặp vợ chồng, sẽ mất ít nhất 12 năm để tiết kiệm 4 triệu HKD để mua một bất động sản rộng 37 m2 ở một quận ngoại ô. Song, điều này chỉ khả thi nếu họ dành ra 100% tổng thu nhập cả nhà.

Một số chọn chuyển đến Trung Quốc đại lục để bắt đầu cuộc sống mới. Còn số người thích lối sống phương Tây đang tìm đường sang Bồ Đào Nha. Đất nước Tây Âu trở thành điểm đến phổ biến của những người nghỉ hưu Hong Kong vì chi phí sinh hoạt thấp, khí hậu phù hợp.

Theo đánh giá của Luisa Tam, tiêu chuẩn nhà ở Hong Kong không phù hợp với nhóm người dân có học thức, thu nhập ở mức khá.

can ho sieu nho o hong kong anh 2

Những nhà "quan tài", căn hộ siêu nhỏ chỉ vừa đủ duỗi chân đã trở thành điểm đặc trưng ở Hong Kong. Ảnh: Reuters.

Với khoảng 630.000 USD, tương đương với số tiền mua một căn hộ bé như hộp diêm ở Hong Kong, một gia đình 4 người có thể tậu được căn hộ rộng 2.000 m2, có 4 phòng ngủ, garage riêng và tầm nhìn toàn cảnh trong một khu phố có vị trí đẹp ở Bồ Đào Nha.

Ngược lại, một căn hộ siêu nhỏ nhỏ điển hình - trung bình chỉ 1-2 m2 - tốn ít nhất 6.000 HKD mỗi tháng để thuê, còn tùy thuộc vào vị trí ở quận nào thuộc Hương cảng.

Người ta ước tính rằng 280.000 người, hầu hết là thất nghiệp, người nhập cư mới hoặc các gia đình có thu nhập thấp, sống trong các căn phòng siêu nhỏ này.

Với những căn không nằm trong các tòa chung cư đã cũ, tồi tàn, tiền thuê có giá hơn 10.000 HKD mỗi tháng, dành cho dân có mức thu nhập khá hơn mặt bằng chung.

Vấn đề kéo dài suốt 70 năm

Về bức tranh toàn cảnh, Hong Kong đã không thực sự cải thiện vấn đề nhà ở từ những năm 1950 của thế kỷ trước.

Trong quá khứ, một căn hộ lớn sẽ được chia thành nhiều buồng bằng các bức tường ván ép. Người thuê thường là dân văn phòng. Mặc dù họ dùng chung phòng, nhà vệ sinh và nhà bếp, nhưng những căn hộ sạch sẽ và được bảo trì tốt.

can ho sieu nho o hong kong anh 3

Sau nhiều thập kỷ, thiếu nguồn cung nhà ở vẫn là vấn đề "thâm căn cố đế" ở Hương cảng. Ảnh: CNN.

Không phải điều kiện sống lý tưởng, nhưng đó từng được coi là một giải pháp ngắn hạn phù hợp cho những người không đủ khả năng để thuê hoặc mua một ngôi nhà riêng.

Nhiều thập kỷ trôi qua, dân số thành phố đã bùng nổ gấp 10 lần và tình trạng thiếu nhà ở của thành phố vẫn chưa được giải quyết.

Hiện tại, không có nhiều sự khác biệt giữa việc sống trong một căn hộ siêu nhỏ ở Sham Shui Po, quận nghèo nhất của thành phố và sống trong một căn hộ tầm trung. Chúng có thể rộng hơn một chút, vệ sinh hơn song điểm mấu chốt vẫn là diện tích siêu bé, không có đủ tiện nghi.

Cùng với chi phí sinh hoạt tiếp tục leo thang, mức sống tiếp tục thấp hơn bình thường. Đó là nghịch lý tại Hong Kong, một thành phố hạng nhất với đông tầng lớp tri thức.

Nếu không thay đổi, chuyện tầng lớp khá giả ở Hong Kong chuyển đến nơi khác chỉ còn là điều sớm muộn và có rất nhiều thành phố khác sẵn sàng chào đón họ.

Cả đời đi thuê nhà ở New York

Không đủ tiền mua nhà riêng, thuê căn hộ từ năm này sang năm khác bị coi là điều phải đánh đổi khi sống ở một thành phố hiện đại, đắt đỏ như New York.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm