Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Người đầu tiên xưng đế, đánh hổ dữ báo thù cho mẹ

Ông là người đầu tiên xưng đế, lãnh đạo nghĩa quân chống giặc xâm lược.

Mai Hac De anh 1

Câu 1: Ai đánh hổ dữ, xưng đế sánh ngang triều đình phương Bắc?

  • Mai Thúc Loan
  • Lê Hoàn
  • Lý Bí
  • Đinh Bộ Lĩnh

Mai Thúc Loan là là vị vua đầu tiên của nước ta xưng đế (Mai Hắc Đế - vua đen họ Mai), sánh ngang hoàng đế nhà Đường bấy giờ. Cùng Phùng Hưng, ông là 2 vị vua nước Việt gắn liền sự tích đánh hổ.

Mai Hac De anh 2

Câu 2: Người đầu tiên xưng đế xuất thân trong hoàn cảnh gia đình...?

  • Giàu có
  • Địa chủ
  • Quan lại nhiều đời
  • Mồ côi, nghèo khổ

Theo sách "Việt điện U linh", Mai Thúc Loan sinh ra trong gia đình nghèo khổ. Năm ông 10 tuổi mẹ bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng qua đời. Chuyện vua Mai Thúc Loan giết hổ gắn liền sự tích ông báo thù cho mẹ. Bấy giờ, mẹ ông vào rừng kiếm củi, bị hổ ăn thịt. Mai Thúc Loan đã tập hợp dân làng, tìm giết hổ dữ báo thù cho mẹ.

Mai Hac De anh 3

Câu 3: Mai Thúc Loan quê ở đâu?

  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh
  • Thanh Hóa
  • Bắc Ninh

Theo sách "Việt điện U linh", Mai Thúc Loan quê ở huyện Thạch Hà của tỉnh Hà Tĩnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống khó khăn.

Mai Hac De anh 4

Câu 4: Vùng đất nào ở Nghệ An được Mai Thúc Loan chọn làm kinh đô?

  • Nghi Lộc
  • Nam Đàn
  • Nghĩa Đàn
  • Quỳnh Lưu

Theo các nhà sử học, khoảng năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân ở Nam Đàn, Nghệ An, nổi dậy chống lại nhà Đường đô hộ. Khi quân Đường bị đuổi về nước, ông gây dựng nền độc lập, xây dựng kinh đô Vạn An ở xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn, Nghệ An hiện nay.

Mai Hac De anh 5

Câu 5: Thành lũy lớn nào bị nghĩa quân của Mai Hắc Đế triệt hạ?

  • Luy Lâu
  • Tống Bình
  • Đông Quan
  • Mê Linh

Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà Đường là Quang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự được, phải bỏ thành chạy về nước. Sau đó, nhà Đường cử 100.000 quân sang đàn áp nghĩa quân của ông. 

Mai Hac De anh 6

Câu 6: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Mai Thúc Loan?

  • Trúng tên độc
  • Bị xử tử
  • Bị bắt
  • Ốm chết

Để đàn áp khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhà Đường cử Dương Tư Húc và Quang Sở Khách mang 100.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận huyết chiến, kinh đô Vạn An thất thủ, Mai Thúc Loan rút quân vào rừng rồi ốm chết.

Mai Hac De anh 7

Câu 7: Người con đã kế tục sự nghiệp của Mai Thúc Loan?

  • Mai Thúc Huy
  • Mai Nhất Huy
  • Mai Kỳ Sơn
  • Mai Kỳ Anh

Sau khi Mai Thúc Loan qua đời, con trai Mai Thúc Huy tiếp tục sự nghiệp của cha, lấy hiệu là Mai Thiếu Đế. Sau khi Mai Thiếu Đế tử trận, con thứ 3 của Mai Thúc Loan là Mai Kỳ Sơn lên ngôi vua ở An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Đường ở miền Bắc. Do có mái tóc bạc bẩm sinh, ông được nhân dân gọi là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc). Về sau, ông bị trúng tên độc chết (có nguồn ghi tự tử).

Mai Hac De anh 8

Câu 8. Điền từ còn thiếu vào câu thơ: “Đường đi cống…. từ đây dứt / Dân nước đời đời hưởng phúc chung”.

  • Vải
  • Vãy
  • Lụa
  • Mít

“Đường đi cống vải từ đây dứt / Dân nước đời đời hưởng phúc chung”. Đó là 2 câu trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được ghi ở đền thờ Mai Thúc Loan (Nam Đàn, Nghệ An). Tương truyền, cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan bắt nguồn từ sự tích nhà Đường bắt nhân dân ta gánh quả vải sang cống.

Vị vua sáng tác 3.000 bài thơ, lấy 103 vợ nhưng không có con nối dõi

Đây là ông vua hay chữ bậc nhất nước Việt, từng sáng tác hơn 3.000 bài thơ. Ông không có con nối dõi, dù lấy hơn trăm bà vợ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm