Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 cận kề, nhiều gia đình mang đồ lễ để tạ mộ tổ tiên, đồng thời mời “các bậc tiền nhân” về ăn Tết cùng con cháu.
|
Những ngày giáp Tết, đặc biệt là từ 20 tháng Chạp trở đi, nhiều gia đình tất bật ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất của mình để lễ tạ Thổ thần, đắp đất, sang sửa mộ phần. Phong tục này còn gọi là tảo mộ. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, con cháu đem hương hoa, lễ vật đến thắp hương mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình, đón năm mới sắp sang. |
|
Ghi nhận vào ngày 2/2, ngay sau Tết ông công ông táo, tại nghĩa trang Bất Bạt và nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì - Hà Nội), nhiều người dân từ khắp nơi về đây làm lễ tảo mộ. |
|
Thời tiết đẹp cuối tuần nên lượng người về tảo mộ khá đông, có thời điểm bãi gửi ôtô kín chỗ. |
|
Nhiều gia đình cùng con nhỏ đã tranh thủ ngày cuối tuần, sớm chuẩn bị hoa, cây cảnh để về đọn dẹp mộ phần và làm lễ. |
|
Xuất phát từ nội thành Hà Nội vào sáng sớm, gia đình chị Kiều Trinh gồm nhiều thế hệ con cháu cùng về dọn dẹp và làm lễ tại phần mộ gia tiên. Theo chị Kiều Trinh, dù các cháu còn nhỏ nhưng cả nhà vẫn đưa về đây tảo mộ ông bà, tổ tiên, để các con học tập được truyền thống ý nghĩa của giân tộc, biết nhớ về cội nguồn. |
|
Vượt gần 70 km từ Hà Nội để tạ mộ người thân, gia đình anh Nguyễn Thanh Long (quận Thanh Xuân - Hà Nội) mỗi năm đều dành thời gian và đến thăm viếng mộ phần ít nhất 2 lần, vào dịp Thanh minh và tạ mộ cuối năm. |
|
"Mỗi lần Tết đến xuân về, tôi và gia đình đều lên đây dọn dẹp, thắp hương tưởng nhớ đấng sinh thành và tổ tiên, đó là truyền thống của gia đình, là truyền thống của dân tộc để các con cháu biết tưởng nhớ ông bà, tổ tiên mình", anh Long cho biết thêm. |
|
Đây là dịp để con, cháu tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân. Hoa, cây cảnh và lễ để về tạ mộ được các gia đình chuẩn bị rất đầy đủ và chu đáo. |
|
"Hàng năm, gia đình tôi luôn dẫn theo các con, các cháu tới dâng hương, làm lễ tạ mộ. Mỗi người dù đi xa, dù bận nhiều công việc vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để sửa sang, dọn dẹp sạch đẹp lại phần mộ của ông bà, tổ tiên", anh Vũ Đức Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết. |
|
Đứng trước mộ phần của chồng và các bậc tổ tiên, bà Nguyễn Thị Thoa (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào tôi và con gái cũng đến đây để tạ mộ chồng cùng ông bà tổ tiên.Năm mới sắp đến, chỉ mong gia đình thật nhiều sức khỏe, bình an và mọi việc như ý". |
|
Nhiều gia đình mang theo Đào, quất, mai. |
|
Các phần mộ cũng được các gia đình sửa soạn, dọn dẹp sạch sẽ trước khi thực hành lễ tạ mộ. |
|
Ngoài ra, đây cũng là dịp hiếm hoi mà các thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ; nhiều gia đình nán lại cạnh nhĩa trang, cùng nhau "thụ lộc" và nghỉ ngơi sau khi tảo mộ. |
|
Tục tảo mộ ngày Tết là một nét truyền thống đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tục tảo mộ có ý nghĩa sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua; đồng thời, mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu. Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. |
tảo mộ
tảo mộ
tạ mộ
tết
gia đình
phong tục