Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ cổ xúy sinh con tại nhà nhận lỗi

Sau khi tiếp nhận thông tin tài khoản có địa chỉ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) xác minh thông tin.

Liên quan vụ tài khoản N.M. đăng thông tin cổ xúy việc sinh con tại nhà lên mạng xã hội Facebook gần đây, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), cho biết sau khi tiếp nhận thông tin, Vụ đã chỉ đạo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) xác minh thông tin.

Ngay lập tức, CDC Hà Nội đã chỉ đạo trung tâm y tế huyện Chương Mỹ đến tận nhà chị N.M. có địa chỉ tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội để làm rõ thực hư.

Kết quả xác minh, chị N.M. cho biết có 2 con và đã sinh từ rất lâu. Câu chuyện chị chia sẻ là của một người quen tại Đắk Nông. Ngoài ra, chị N.M. cũng nhận lỗi với cơ quan chức năng vì tuyên truyền hủ tục, đồng thời viết cam kết không tái phạm và gỡ bài đăng.

Từ thông tin này, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã yêu cầu CDC Đắk Nông rà soát, tiếp tục tìm hiểu, xác minh thông tin.

Theo ông Đinh Anh Tuấn, dưới góc độ quản lý của Bộ Y tế, hiện hoạt động điều tra vẫn đang dừng ở đây, chưa thể có các biện pháp như phạt, chế tài. Bởi hành vi này đúng là có ảnh hưởng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, nhưng có vi phạm mang tính chất hình sự hay không thì chưa thể xác định.

Ông Tuấn cho hay trào lưu sinh con thuận tự nhiên đã xuất hiện từ nhiều năm nay, đặc biệt nổi lên vào năm 2019. Trào lưu này cổ xúy cho những hành vi phản khoa học như vận động không khám thai, không cắt rốn trẻ sau sinh, tự sinh con tại nhà, không tiêm chủng vaccine cho trẻ...

sinh con thuan tu nhien anh 1

"Sinh con thuận theo tự nhiên" tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Ảnh: MXH.

Ông Tuấn cũng khẳng định trào lưu sinh con thuận tự nhiên có rất nhiều tác hại đến sức khỏe của mẹ và bé, cần phải chấm dứt. Hiện, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em vẫn theo dõi sát sao, phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan để có giải pháp, hướng xử lý phù hợp trong vụ việc này.

Liên quan đến vấn đề này, BS Diêm Thanh Thủy, BV Phụ sản Hà Nội nhận định việc sinh thuận theo tự nhiên như trên mạng internet đang lan truyền là một hình thức đưa con người về thời kỳ mông muội. Những tai biến sản khoa luôn rình rập và có thể cướp đi sinh mạng của mẹ và con bất cứ lúc nào chứ chưa nói đến việc không được kiểm soát.

Còn TS.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, BV Phụ sản Trung Ương, cũng khẳng định: "Tự sinh tại nhà thì cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt với những trường hợp đã từng có vết mổ đẻ cũ, ngôi thai không thuận, thai quá to… thì càng nguy hiểm hơn… Sinh tại nhà dù được người có kinh nghiệm đến hỗ trợ thì vẫn có nguy cơ tử vong thai nhi, tăng nguy cơ suy thai và bại não. Vậy nên, trong trường hợp 'bất đắc dĩ' thai phụ đẻ tại nhà vẫn cần được nhân viên y tế hỗ trợ, trong suốt quá trình mang thai cũng cần được đi khám thai định kỳ".

Trước đó, mạng xã hội xôn xao sau khi tài khoản Facebook có tên N.M. đăng tải những hình ảnh một người phụ nữ sinh con tại nhà. Nội dung của bài viết mang tính chất cổ xúy và tán thưởng hành động sinh con thuận tự nhiên tại nhà và không tiêm vaccine.

Người này ước từ nay tất cả mẹ đều sinh con giống tổ tiên khi chưa xuất hiện bệnh viện, để những đứa trẻ không phải ra đời trong vòng tay của người xa lạ…. Cả mẹ và con không một giọt sữa công thức, không một mũi vaccine…

Kèm theo bài viết nói trên là nhiều hình ảnh một phụ nữ ngồi trong bồn gỗ có nước màu đỏ tay bế trẻ sơ sinh, bên cạnh có 2 người phụ nữ tay không đeo găng đang trợ giúp.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các ca bệnh giang mai đang gia tăng trên toàn cầu nhưng nhiều người không biết các triệu chứng.

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-co-xuy-sinh-con-tai-nha-nhan-loi-169240618162856192.htm

Quỳnh Mai / Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm