Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người phụ nữ đánh đổi 21 năm tuổi xuân để tìm con

Nhờ chiến lược cá thể hóa điều trị, gom trứng số lượng ít, công nghệ nuôi phôi hiện đại, IVF Tâm Anh giúp 70% phụ nữ lớn tuổi, vô sinh lâu năm, suy kiệt buồng trứng được làm mẹ.

Benh vien Tam Anh,  vo sinh anh 1

Chạm ngưỡng tứ tuần, chị Hương Vũ (sinh năm 1979, Hải Dương) mới được làm mẹ, sau lần chuyển phôi đầu tiên tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh.

Mỏi mắt mong con từ đôi mươi đến tứ tuần

Chị Hương lấy chồng từ năm 1999, khi vừa đôi mươi. Bốn năm sau, anh chị khăn gói ra Hà Nội bắt đầu hành trình tìm con. Dừng chân tại bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội, chị được chẩn đoán tắc một bên vòi trứng, chồng tinh trùng yếu, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 3 lần không đậu.

Khăn gói về quê, hễ kiếm được đồng nào, hai vợ chồng đổ hết vào điều trị. Chị đi lễ cầu con, xuống Hà Nam cắt thuốc, lên Hà Nội theo phòng khám tư. Bác sĩ chỉ định chị đi nong cổ tử cung 2 lần, IUI 2 lần nhưng kết quả vẫn là số không. Thất bại 5 lần liên tiếp, “đứa con trong mơ” lấy đi cả gia tài, sức khỏe của hai vợ chồng.

Benh vien Tam Anh,  vo sinh anh 2

Con trai là “trái ngọt” của chị Hương, anh Đạt sau nhiều năm chạy chữa hiếm muộn.

Năm 2010, vợ chồng chị dồn hết tiền vàng, thuê nhà trọ trên Hà Nội để làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Chu kỳ kích trứng đầu tiên, chị được 4 noãn và tạo được phôi duy nhất. Chị chuyển phôi tươi nhưng phép màu vẫn chưa đến.

Mang theo cả gia tài nhưng trở về tay không, chị hứng chịu điều ra tiếng vào. Bỏ qua tất cả, chị lao vào công việc để kiếm tiền. Năm 2015, anh chị gom tiền, vay mượn và đi thẳng vào Nam, tìm đến vị chuyên gia chữa hiếm muộn nổi tiếng ở TP.HCM.

“Bác sĩ xem hồ sơ cũ và đến chu kỳ là kích trứng. Tôi đưa ra đề nghị tìm hiểu nguyên nhân nhưng họ bảo làm IVF luôn. Thế là lại kích trứng”, chị kể.

Kích trứng đến ngày 12, chị chọc được 4 noãn, bác sĩ hẹn 3 ngày sau đến chuyển phôi. Hồi hộp đến đúng lịch hẹn nhưng chị được thông báo phôi không phát triển do trứng suy yếu, bác sĩ khuyên xin noãn. Lời nói này như phán quyết cuối cùng khiến vợ chồng chị rơi vào tuyệt vọng.

Lúc ấy, chị quyết định xin con nuôi. Dù được cảm nhận niềm vui tay bế tay bồng, anh chị vẫn không ngừng khát khao đứa con do chính mình sinh ra.

Năm 2020, anh chị lần nữa ngược lên Hà Nội, tìm đến vị bác sĩ nổi tiếng “mát tay”. Lúc này, anh được chẩn đoán mang gen thalassemia, còn chị thì dự trữ buồng trứng chỉ còn 0,6. Khả năng thụ tinh ống nghiệm thành công rất thấp.

Cùng đường, chị Hương khuyên chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh: “Trong khi IVF tốn kém vô cùng, nhiều đơn vị bỏ qua quy trình cận lâm sàng, tìm hiểu nguyên nhân. Tôi nghĩ nếu không thận trọng, tiền bạc sẽ đổ sông đổ biển. Lên các hội nhóm hiếm muộn tìm hiểu, nhiều người khuyên tôi đến Bệnh viện Tâm Anh làm lại từ đầu. Thế là hai vợ chồng về đây cầu may”.

Benh vien Tam Anh,  vo sinh anh 3

Sau nhiều năm bôn ba tìm con, quyết định đến IVF Tâm Anh là lựa chọn đúng đắn nhất với gia đình chị Hương.

Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội, từ tuổi 35, dự trữ buồng trứng của phụ nữ suy giảm cả số lượng lẫn chất lượng. Với phụ nữ 40 tuổi như chị Hương, tỷ lệ mang thai bằng cách sử dụng tế bào trứng của mình chỉ khoảng 30%. Điều trị kích thích buồng trứng là biện pháp khả thi để thu được nhiều trứng hơn so với chu kỳ kinh bình thường, nhằm tăng tỷ lệ đậu thai hoặc lưu trữ cho tương lai.

PGS.TS.BS Lê Hoàng cùng đội ngũ bác sĩ phối hợp thăm khám, chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ kích trứng cá thể hóa cho chị Hương. Bên cạnh đó, bác sĩ dùng phương pháp bổ trợ như liên tục theo dõi sự phát triển của phôi, kết hợp đánh giá bằng trí tuệ nhân tạo Timelapse +EEVA, PRP hay ERA test để xác định thời điểm vàng làm tổ... Không may, gần đến ngày chuyển phôi, chị bị hủy 2 chu kỳ liên tiếp vì tình trạng bệnh lý phụ khoa, trào ngược.

Cuối cùng, ngày chuyển phôi cũng đến. Sau khi được chuyển 2 phôi ngày 3, đến ngày 8-9, chị bủn rủn chân tay khi hai que thử thai vẫn chỉ một vạch. Ngày 12 sau chuyển phôi, lúc ra ít dịch nâu, chị đoán sắp đến chu kỳ nhưng vẫn đi xét nghiệm beta theo đúng lời dặn bác sĩ. Kết quả 576 ul làm chị vừa mừng vừa lo. 14 ngày sau chuyển phôi, chỉ số beta tăng gấp đôi, kết quả siêu âm thấy túi thai đã có noãn hoàng.

Bước vào thai kỳ, ở tuần 12, chị tiếp tục đối mặt thử thách em bé có nguy cơ down cao do kết quả đo độ mờ da gáy không lý tưởng, chân phù vì đường huyết tăng. Chị được bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê theo dõi đặc biệt đến tuần thai 38 và được sinh mổ. Bé trai chào đời vào tháng 9/2021 với cân nặng 3,2 kg.

“21 năm là hành trình ba chìm bảy nổi, là cả thanh xuân, tiền bạc, sức khỏe. Nhưng với tôi và nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, hạnh phúc chỉ thực sự vẹn tròn khi tổ ấm có con thơ”, chị tâm sự.

Cùng đợt với chị Hương, bệnh viện tiếp nhận hai trường hợp có độ tuổi tương đương, do PGS.TS.BS Lê Hoàng điều trị. Một người 41 tuổi, AMH còn 0,26, kích trứng 4 chu kỳ liên tục trong vòng 6 tháng (một lần phải hủy chu kỳ do trứng không phát triển). Kết quả bệnh nhân có 9 trứng, tạo được 4 phôi tốt ngày 3. Một trường hợp khác 42 tuổi, sau 3 lần gom trứng được 7 noãn, tạo được 5 phôi ngày 3. Giống chị Hương, cả hai người phụ nữ lựa chọn chuyển phôi duy nhất và thành công.

"Mục tiêu của IVF là những em bé khỏe mạnh"

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM), đơn vị điều trị cho gần 70% bệnh nhân hiếm muộn trên 35 tuổi. 30% trong số đó được chẩn đoán thất bại làm tổ nhiều lần (chuyển phôi từ 3 lần trở lên nhưng chưa thành công).

Cũng theo bác sĩ, tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi tại IVFTA là 62% - con số lý tưởng. Phác đồ cá thể hóa cùng trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia giỏi giúp việc điều trị vô sinh không còn vô vọng, ngay cả bệnh nhân vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, có chỉ định xin trứng, xin tinh trùng...

“Để các cặp vợ chồng hiếm muộn không bước vào ngõ cụt, phải xin tinh trùng, xin trứng hoặc mang thai hộ, chúng tôi nỗ lực truy vết, tìm nguyên nhân, chắt chiu từng cơ hội để họ mang thai và sinh con ‘chính chủ’. Điều quan trọng nhất trong điều trị hiếm muộn là em bé sinh ra khỏe mạnh, ba mẹ có cuộc sống chất lượng sau điều trị”, bác sĩ Như chia sẻ.

Hiện nay, thụ tinh ống nghiệm được xem là kỹ thuật an toàn. Trải qua 44 năm phát triển, kỹ thuật này có nhiều tiến bộ, các biến chứng gần như được giải quyết, tỷ lệ thành công cao.

“Tại IVF Tâm Anh, chúng tôi có đầy đủ phương tiện để tăng tỷ lệ thành công và giảm biến chứng cho bệnh nhân từ thời điểm thăm khám đến lúc sinh”, bác sĩ Như nói thêm.

Chiến lược chuyển một phôi ngày 5 chất lượng tốt được áp dụng với gần 100% bệnh nhân giúp hạn chế nguy cơ đa thai. Điều này gây ra áp lực lớn với ê-kíp kỹ thuật viên phôi học, bác sĩ chuẩn bị niêm mạc, xử lý vấn đề tử cung…

“Trong mỗi lần chuyển phôi, trên tay bác sĩ hỗ trợ sinh sản là thiết bị vài gram, thao tác chỉ chừng 10 phút. Nhưng đó là tất cả hy vọng của bệnh nhân, thậm chí là gia tài nhiều năm dành dụm”, bác sĩ Như bày tỏ.

Hệ thống tủ nuôi cấy time-lapse hiện đại tích hợp camera ghi nhận toàn bộ quá trình phát triển, phân chia tế bào, cùng phần mềm trí tuệ nhân tạo AI là “cánh tay đắc lực” giúp chuyên viên có cơ sở đánh giá chất lượng phôi, tiên lượng khả năng đậu thai. Do đó, IVF Tâm Anh tự tin chuyển phôi duy nhất, giảm nguy cơ đa thai, ngăn ngừa giảm thai, hạn chế nguy cơ sinh non, bệnh lý truyền máu song thai và nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Bên cạnh đó, phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ, kết hợp kỹ thuật nuôi trứng non và ICSI (bơm tinh trùng vào bào tương noãn) giải quyết quá kích buồng trứng ở phụ nữ có buồng trứng đa nang. Trong năm vừa qua, thống kê của bệnh viện cho thấy hội chứng quá kích buồng trứng tại IVFTA-HCM là 0%, không có ca nào phải nhập viện.

Ngoài ra, trợ lực lớn của Trung tâm Sản Phụ khoa là khoa Sơ sinh, với người đứng đầu là BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - chuyên gia sản phụ khoa dày dạn kinh nghiệm và TS.BS Cam Ngọc Phượng - vị chuyên gia đưa phác đồ “giờ vàng, phút vàng” về Việt Nam.

Benh vien Tam Anh,  vo sinh anh 9

Bác sĩ Giang Huỳnh Như tiến hành chọc hút trứng cho bệnh nhân hiếm muộn tại IVFTA-HCM.

Khám và điều trị vô sinh nam cũng là lợi thế của IVFTA. Trung tâm hiện có đội ngũ chuyên gia Nam học với kỹ thuật tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh, đồng thời duy trì chất lượng sống cho nam giới trong tương lai.

Đơn vị Nam học tại IVFTA có hệ thống kính hiển vi vi phẫu có độ phóng đại 30 lần, trường quan sát rộng, hình ảnh rõ nét; kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại hơn 200 lần; lab hiện đại với hệ thống nuôi cấy phôi cao cấp. Nhờ đó, đơn vị có thể thực hiện các ca vi phẫu micro-TESE cho nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động với tỷ lệ thành công đến 80%.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đồng hành cùng Zing News thực hiện tuyến nội dung “Vì sức khỏe cộng đồng” mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe của người Việt. Hệ thống BVĐK Tâm Anh là một trong những bệnh viện chất lượng cao tại Việt Nam, thực hiện thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu khách hàng, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu cả nước.

Độc giả có nhu cầu tư vấn, khám chữa bệnh có thể liên hệ qua website, fanpage hoặc đến trực tiếp hệ thống BVĐK Tâm Anh tại Hà Nội (108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên; hotline: 1800 6858 - 02471066858) và TP.HCM (2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình; hotline: 02871026789 - 02873006858).

Tuệ Diễm - Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm