Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Người phụ nữ đứng sau 'giải Oscar đồng hồ'

Bà Carine Maillard (Thụy Sĩ) đã biến Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) từ một sáng kiến thành giải thưởng tầm cỡ thế giới - được mệnh danh là “giải Oscar” của ngành đồng hồ.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 1

Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG), giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới dành cho ngành chế tác đồng hồ, đã có hành trình hơn 2 thập kỷ tôn vinh những kiệt tác thời gian. Ra đời năm 2001 và chính thức trở thành tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2011, GPHG hiện quy tụ hội đồng chuyên môn hùng hậu, đại diện cho mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp đồng hồ. Được coi như "giải Oscar của ngành đồng hồ", GPHG hiện là tổ chức duy nhất có thể tập hợp 90 tuyệt tác thời gian từ gần 60 thương hiệu. Ảnh: GPHG.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 2

Đứng sau những thành công của cuộc thi danh giá này là Carine Maillard (bên phải), Giám đốc tổ chức GPHG. Sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ, bà là người đam mê nghệ thuật, từng theo học ngành nghệ thuật Trung Quốc và y học. Giám đốc Maillard chia sẻ rằng ban đầu, bà quan tâm đến nghệ thuật châu Á. Trong quá trình làm việc tại các bảo tàng, bà dần bị cuốn hút bởi lĩnh vực đồng hồ. Với niềm tin vào sức mạnh của nghệ thuật, bà Maillard mong muốn tổ chức các triển lãm để đưa những kiệt tác đến gần hơn với công chúng. Ảnh: The Hour Glass.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 3

Năm 2011, Maillard cùng cố vấn Carlo Lamprecht (bên phải), cựu ủy viên hội đồng bang Geneva, chính thức thành lập Tổ chức GPHG - tiền thân là sáng kiến riêng của một nhóm nhà báo. Maillard xem các nghệ nhân đồng hồ như những người nghệ sĩ và muốn tạo nên “Oscar của ngành chế tác đồng hồ”, qua đó giải thưởng GPHG thường niên được hình thành và duy trì đến nay. Ảnh: @xavierdietlin.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 4

Giám đốc GPHG nhận định xu hướng đồng hồ đang quay trở lại với những thiết kế nhỏ, mỏng và tối giản, đáp ứng nhu cầu tiện dụng mà vẫn thanh lịch. Lằn ranh giữa đồng hồ nam và nữ ngày càng mờ dần khi nhiều mẫu thể thao hoặc lặn vốn bị coi là quá khổ cho phụ nữ giờ lại được phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, GPHG vẫn duy trì phân hạng mục dành riêng cho nữ để đảm bảo những thiết kế mang phong cách lãng mạn, nữ tính không bị lu mờ trước các dòng sản phẩm khác. Ảnh: Oracle Time.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 7

Năm nay, GPHG giới thiệu hạng mục Time Only (Đồng hồ chỉ có chức năng xem giờ), nhằm vinh danh những mẫu đồng hồ tập trung vào thiết kế truyền thống với hai hoặc ba kim, không sử dụng chức năng phức tạp hay trang sức cầu kỳ. Theo bà Maillard, hạng mục này ra đời do số lượng lớn đồng hồ phức tạp lấn át các thiết kế tối giản trong hạng mục dành cho nam, qua đó mang lại sân chơi công bằng hơn cho dòng sản phẩm truyền thống. Ảnh: Hodinkee.

Carine Maillard,  Giai Oscar dong ho,  GPHG, Grand Prix d'Horlogerie de Geneve, to chuc phi loi nhuan anh 10

Tháng 10, "giải Oscar của ngành đồng hồ" lần đầu đến TP.HCM, cũng là điểm dừng chân duy nhất ở Đông Nam Á năm nay, thông qua triển lãm Grand Prix d'Horlogerie de Genève 2024. Sự kiện không chỉ là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những kiệt tác đồng hồ đỉnh cao, mà còn mang theo kỳ vọng về một tương lai cho ngành chế tác đồng hồ Việt Nam. Ảnh: GPHG.

'Ông lớn' đồng hồ rục rịch đón năm con Rắn 2025

Đồng hồ Breguet có mặt số chạm khắc thủ công linh vật rắn có giá 85.000 USD. Không kém cạnh, đuôi rắn uốn lượn bằng ngọc lục bảo của Franck Muller nổi bật trong cỗ máy 70.300 USD.

Các nhà mốt xa xỉ nâng tầm giá trị bằng văn chương

Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tích cực kết hợp văn học vào chiến lược tiếp thị để nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Miu Miu đã triển khai chiến dịch "Summer Reads" bằng việc phát sách miễn phí về nữ quyền tại 8 quốc gia, thu hút đông đảo người tham gia. Trước đó, nhiều nhà thiết kế như Kim Jones của Fendi, Joseph Altuzarra và Pierpaolo Piccioli của Valentino đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học cho bộ sưu tập của mình. Hãng Loewe cũng làm mới các tác phẩm kinh điển với diện mạo thời trang và bán ra với giá cao.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm