Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ Trung Quốc quỳ gối 6 tiếng trước nhà chồng cũ xin tái hôn

Ngày 15/6, người phụ nữ ở tỉnh Sơn Đông gây sốt mạng xã hội khi đứng trước cửa nhà chồng cũ hơn 6 tiếng đồng hồ, cầm tấm biển với lời nhắn cầu xin được tái hôn.

Người phụ nữ chờ trước cửa nhà chồng cũ hơn 6 tiếng với mong muốn cứu vãn cuộc hôn nhân. Ảnh: Baidu.

Trong clip, người phụ nữ đứng ở bãi đậu xe, mang theo 2 tấm bảng với nội dung “Chồng ơi, em sai rồi” và “Em muốn chúng ta tái hôn, cho con có gia đình trọn vẹn. Em sẽ đứng ở đây chờ anh xuống”, theo SCMP.

Zhu, người quay video, cho biết người phụ nữ nhất quyết ở lại bãi xe buổi chiều hôm đó bất chấp cái nắng chói chang.

Cô liên tục gọi tên chồng cũ, giơ tấm biển tạo sự chú ý. Sau đó, cô thậm chí quỳ gối xuống và hét to cầu xin người đàn ông đi xuống.

“Dù cô ấy liên tục van xin, anh chồng cũng không xuất hiện”, Zhu chia sẻ.

Sau khi trò chuyện với cư dân trong tòa nhà, Zhu được biết người phụ nữ đứng như vậy từ hơn 6 tiếng trước. Nguyên nhân cả hai ly hôn không được làm rõ, song cô vợ hối hận nên muốn được quay lại với chồng cũ.

Câu chuyện thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội với hơn 300.000 lượt xem và khoảng 7.300 bình luận cho tới sáng ngày 20/6.

“Thật đáng thương, nhưng tôi nghĩ cô ấy chỉ đang làm khó chồng cũ của mình”, một người bình luận.

“Ai lại đi năn nỉ tái hôn theo cách này? Nếu tôi là chồng cũ của người phụ nữ đó, tôi sẽ không bao giờ đồng ý”, một người khác bày tỏ.

Vo chong ly hon anh 1

Mặc cô vợ cũ liên tục quỳ gối, hét to gọi tên, người chồng không xuất hiện. Ảnh: Baidu.

Tháng 4, video chàng trai quỳ gối 21h dưới mưa trước văn phòng làm việc của bạn gái cũ ở tỉnh Tứ Xuyên thu về 150 triệu lượt xem trên Weibo.

Mặc dù cô gái không xuất hiện, chàng trai vẫn tiếp tục chờ đợi với mong muốn có thể hàn gắn tình yêu sau chia tay.

Thậm chí, khi cảnh sát và người dân thuyết phục, can ngăn, anh nói: "Tôi quỳ như vậy có phạm luật không? Nếu không, xin hãy kệ tôi".

Trong 3 quý đầu năm 2022, 1.64 triệu cặp vợ chồng Trung Quốc ly hôn, tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước, BJ News đưa tin hồi tháng 2. Năm 2021, các khu vực có số vụ ly hôn cao nhất là tỉnh Hà Nam, Tứ Xuyên và Quảng Đông.

Một trong những biện pháp ngăn chặn tình trạng này của chính phủ Trung Quốc là luật "30 ngày hòa giải" đối với những cặp vợ chồng muốn ly hôn. Theo đó, bắt đầu từ năm 2021, cả hai người cần phải đồng thuận và dành một tháng để suy nghĩ lại trước khi chính thức ly hôn.

Trong khi đó, sau khi đạt đỉnh với con số 13.5 triệu năm 2013, tỷ lệ kết hôn tại quốc gia này lại giảm mạnh trong 10 năm qua, theo The Guardian.

Năm 2022, Trung Quốc có khoảng 6.83 triệu cặp đôi kết hôn - con số thấp kỷ lục kể từ năm 1986 - giảm khoảng 800.000 so với năm 2021.

Nhiếp ảnh gia đường phố Trung Quốc bị phản ứng

Tại Trung Quốc, hiện tượng nhiếp ảnh gia tự ý chụp ảnh người đi đường rất phổ biến. Điều này khiến không ít người cảm thấy phiền phức, bị xâm phạm quyền riêng tư.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Hương Giang

Bạn có thể quan tâm