Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Tây Ban Nha khuyên học sinh Việt Nam yêu môn Lịch sử

Rufino (THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) cùng gia đình rời Tây Ban Nha về Việt Nam định cư. Ngay từ khi còn nhỏ, em đã rất cảm động và ngưỡng mộ Việt Nam qua những thước phim Lịch sử.

Chiều 11/1, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm Làm sao để học tốt và yêu thích môn Lịch sử? Tọa đàm có sự tham gia 85 học sinh THPT xuất sắc đạt điểm số cao tham dự vòng Chung kết toàn quốc Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử Tự hào Việt Nam năm 2015 và các học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội.

Các em đã cùng nhau bàn luận và đưa ra những lý do khiến học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử.

Rufino, chàng trai Tây Ban Nha khuyên học sinh Việt Nam yêu lịch sử nước nhà như chính em. Ảnh: Lao Động.

Tại buổi tọa đàm, bạn Đào Duy Tân (THPT Chuyên Thái Bình) thừa nhận hiện nay một sự thật học sinh không yêu thích môn lịch sử, thậm chí trên lớp không chú ý và chỉ học với tư tưởng học để vượt qua kỳ thi. Lý do được Tân đưa ra là học sinh đang bị nhồi nhét kiến thức chương trình nặng, bài dài học trong thời gian ngắn trong khi đó lại đầy ắp sự kiện, số liệu, khiến học sinh khó nhớ, khó học… 

Nhiều ý kiến khác được đưa ra trong tọa đàm như sách giáo khoa lịch sử viết quá nặng chưa khách quan, mang tính tuyên truyền, sự thất bại của quân ta viết rất nhẹ nhàng; học sinh còn học một cách thu động, chưa chú trọng tìm ra cách học hiệu quả dẫn đến kết quả học không cao; giáo viên và học sinh chưa có nhiều sự trao đổi khi dạy và học…

Đặc biệt, một trong những nguyên nhân khiến học sinh quay lưng với môn Lịch sử do quan điểm, nhận thức học Lịch sử của các bậc phụ huynh và học sinh do môn lịch sử không nằm nhiều trong chương trình thi đại học nhiều môn nên chỉ ai thi khối C mới học môn Lịch sử.

Trải lòng cùng học sinh, cô Lê Thị Mỹ Dung (THPT Phan Đình Phùng) chia sẻ nỗi niềm đối với các thầy cô giảng dạy môn lịch sử: “Xã hội hiện nay đặc biệt coi trọng môn khoa học tự nhiên, các môn Khoa học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử bị xem nhẹ, thậm chí coi thường.

Trong trường, khi được hỏi, rất nhiều học sinh thích môn Lịch sử và yêu thích học các tiết lịch sử nhưng không lựa chọn thi bởi lí do gia đình không đồng ý. Trao đổi với phụ huynh, họ nhất quyết cho rằng bởi trong cuộc chạy đua vào các trường top đầu rất hiếm trường thi môn Lịch sử nên không thể cho con em theo học”.

Rời Tây Ban Nha về Việt Nam học tập và sinh sống đã được 13 năm, Rufino (THPT Phan Đình Phùng) có thể nói và viết thành thạo tiếng Việt như một người bản xứ.

Em cho biết lý gia đình em chọn Việt Nam là “bến đỗ” bởi ngay từ khi còn nhỏ Rufino đã rất cảm động và ngưỡng mộ Việt Nam qua những thước phim oai hùng lịch sử, qua những câu chuyện mà em đã nghe. Vì thế, Rufino mong muốn các bạn Việt Nam cũng yêu lịch sử Việt Nam như chính em vậy.

GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, để học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử, trước hết, các em cần nắm rõ tầm quan trọng của môn học này. Lịch sử trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh, từ đó có nền tảng lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Trong tương lai Việt Nam sẽ áp dụng thi đánh giá năng lực, vì thế yêu cầu học sinh phải có kiến thức ở tất cả các môn, sau đó thí sinh đăng ký trường nào, ngành nào thì mỗi trường, mỗi ngành sẽ có bài kiểm tra riêng để lựa chọn học viên.

> Tranh luận về tích hợp môn Lịch sử

http://laodong.com.vn/giao-duc/nguoi-tay-ban-nha-khuyen-hoc-sinh-viet-nam-yeu-mon-lich-su-414755.bld

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

Bạn có thể quan tâm