Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Người thất nghiệp ở Trung Quốc 'vụt sáng thành sao'

Nhiều người trẻ Trung Quốc nhanh chóng trở thành sao mạng nhờ chia sẻ về giai đoạn thất nghiệp của bản thân, phản ánh tình trạng thiếu việc làm đáng lo ngại.

Nhân sự trẻ Trung Quốc rơi vào tình trạng thất nghiệp, chuyển sang các công việc tự do. Ảnh minh hoạ: CNA.

Tháng 8 năm ngoái, He Ajun (32 tuổi, Quảng Châu, Trung Quốc) từ bỏ công việc trong lĩnh vực giáo dục. Sau đó, cô nhanh chóng trở thành người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, nội dung mà cô chia sẻ không phải kiến thức chuyên môn trong mảng giáo dục, mà liên quan đến tình trạng thất nghiệp của bản thân. He Ajun là một trong những “người có sức ảnh hưởng thất nghiệp” trên mạng xã hội Trung Quốc, theo Reuters.

sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 1sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 2
sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 3

Người trẻ thất nghiệp tại Trung Quốc tìm kiếm người đồng cảnh ngộ trên mạng xã hội. Ảnh minh hoạ: Pexels/Sasha Kim.

Ngôi sao của lĩnh vực 'thất nghiệp'

Với 8.400 người theo dõi, He Ajun chia sẻ về trải nghiệm thất nghiệp kéo dài của bản thân. Vào tháng 12 năm ngoái, cô đăng tải bài viết liệt kê những thách thức phải đối mặt: “Thất nghiệp ở tuổi 31, không đạt thành tựu nào”.

Sự chia sẻ chân thành này nhanh chóng giúp He Ajun trở thành sao mạng. Cô kiếm được khoảng 700 USD mỗi tháng thông qua các kênh truyền thông khác nhau, bao gồm quảng cáo sản phẩm trên vlog, biên tập nội dung và tư vấn riêng.

He Ajun tin tưởng vào sự phát triển của công việc freelance. “Khi làm việc ở văn phòng, bạn vẫn có thể đảm nhiệm thêm công việc tự do. Tôi tin rằng xu hướng làm việc này sẽ trở thành kỹ năng giống như lái xe”, vlogger 32 tuổi cho biết.

Khi thị trường lao động Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn, thách thức, nhiều người trẻ Trung Quốc rơi vào tình trạng thất nghiệp, phải tìm kiếm mẹo sinh tồn qua giai đoạn này trên mạng xã hội.

Các hashtag như “thất nghiệp” và “nhật ký thất nghiệp” đạt hơn 2,1 tỷ lượt xem trên mạng xã hội Xiaohongshu. Những nội dung liên quan cho phép thanh niên thất nghiệp kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và tái định nghĩa tình trạng thiếu việc làm trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Theo He Ajun, người lao động trẻ cần điều chỉnh hướng đi của mình trong giai đoạn khó khăn. “Họ có thể phát triển kỹ năng sáng tạo như bán hàng qua mạng xã hội hay làm đồ thủ công”, vlogger nói.

sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 4sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 5
sao mang Trung Quoc,  influencer Trung Quoc,  lao dong Trung Quoc,  ty le that nghiep, anh 6

Trung Quốc đối mặt với tình trạng mất cân bằng lao động. Ảnh minh hoạ: Pexels/Ron Lach.

Thị trường lao động mất cân bằng ở Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng chú trọng thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển AI, robot. Song, sự phát triển tập trung này dẫn đến tình trạng suy giảm nhu cầu lao động ở nhiều lĩnh vực khác, khiến một thế hệ thanh niên được đào tạo bài bản không có việc làm.

Năm 2023, 11,79 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học phải đối mặt với tình trạng thiếu cơ hội việc làm. Lĩnh vực tài chính sa thải hàng loạt “cổ cồn trắng”.

Các công ty như Tesla, IBM và ByteDance cũng đã cắt giảm nhân sự đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị trong nhóm tuổi 16-24 tăng vọt lên 17,1% vào tháng 7/2023. Các nhà phân tích cho rằng con số thực tế còn cao hơn.

Thậm chí, nền kinh tế tự do cũng phải đối mặt với tình trạng quá tải. Một số thành phố ở Trung Quốc chứng kiến thị trường xe công nghệ bão hoà trong năm nay.

Không chỉ sinh viên đại học, 3,9 triệu người trẻ tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề tại Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Dự kiến đảm nhiệm các công việc sản xuất, cung ứng dịch vụ cấp thấp, họ loay hoay trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển.

Trong khi đó, đất nước tỷ dân này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực như hàn, điều dưỡng và công nghệ kỹ thuật số.

Yao Lu, nhà xã hội học tại Đại học Columbia, ước tính rằng 25% sinh viên tốt nghiệp đại học trong độ tuổi 23-35 đang đảm nhiệm công việc không phù hợp với trình độ.

Do đó, phần lớn trong số 48 triệu sinh viên đại học Trung Quốc phải chấp nhận mức lương thấp, đóng góp ít cho sự phát triển của nền kinh tế. Một số chuyên gia nhận định rằng đây là sự lãng phí nguồn nhân lực đáng quan ngại.

Cái giá công ty Mỹ phải trả sau làn sóng sa thải

Ngoài khoản bồi thường thôi việc, việc sa thải nhân viên còn phát sinh những vấn đề tiềm ẩn như giảm năng suất lao động hay vướng phải rủi ro pháp lý.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm