Trí tưởng tượng được hình thành mạnh mẽ khi bạn còn là một đứa trẻ. Bởi vậy, kỷ niệm tuổi thơ là chất liệu tuyệt vời để làm nên những tác phẩm sáng tạo độc đáo.
Thế hệ cuối 8X, đầu và giữa 9X lớn lên trong thời kỳ kinh tế hội nhập phát triển, nên được tiếp nhận nền văn hoá - giải trí đặc sắc, cũng như sử dụng sản phẩm sáng tạo đa dạng đến từ nhiều quốc gia. Nhờ đó, phần lớn người trẻ sinh ra trong giai đoạn này sở hữu trí tưởng tượng độc đáo, ảnh hưởng từ ký ức tuổi thơ đầy màu sắc.
Không ít người trong số họ lựa chọn công việc sáng tạo, tiếp tục tạo nên những câu chuyện, sản phẩm mới để truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp.
Đoàn Xuân Trường (30 tuổi, Hà Nội) - Giám đốc sáng tạo của một trường đào tạo thiết kế đồ hoạ - nhớ lại: “Ngoài truyện tranh và báo thiếu nhi, hoạt động giải trí thường xuyên của tôi hồi nhỏ là xem TV. Thời đó, chương trình không đa dạng nên mọi người có gì xem nấy.
Ngoài ra, vì mỗi nội dung thường không được chiếu lại, nên nếu bạn bỏ lỡ một lần có thể sẽ ‘mất xem mãi mãi’. Bởi vậy, lũ trẻ con luôn tập trung khi xem TV, và có thể ngồi từ sáng tới chiều để thưởng thức mọi thứ được chiếu từ chiếc hộp kim loại to đùng đó”.
Ngoài Những bông hoa nhỏ, phim hoạt hình Doraemon, Tom & Jerry, Thuỷ thủ Popeye hay phim Tây Du Ký, một trong những nội dung được trẻ con thời đó xem và thích thú bàn luận chính là chương trình quảng cáo. Thậm chí, có những clip quảng cáo đã trở thành “huyền thoại” của lứa 8X, 9X; slogan hoặc hội thoại trở thành câu cửa miệng của trẻ em và người lớn suốt một thời gian dài.
Với các bé gái, giai điệu You are my Sunsilk cùng hình ảnh minh hoạ là các cô gái trẻ cá tính, không ngại thể hiện khả năng ca hát khi đang gội đầu…, là một quảng cáo như vậy.
“Suốt thời gian dài, lũ con gái trong xóm mình liên tục hát đi hát lại bài hát đó. Mãi sau này lớn lên, mình mới biết bài hát sáng tạo lời mới dựa trên giai điệu ca khúc You are my sunshine - vốn rất nổi tiếng ở phương Tây. Đoạn clip không chỉ để quảng cáo dầu gội đầu, mà còn khích lệ phụ nữ Việt Nam thay chuyển sang lối sống hiện đại, năng động hơn trong bối cảnh đầu thế kỷ 21”, chị Ngọc Liên (35 tuổi, TP.HCM) nhớ lại.
Nhờ cách thể hiện sáng tạo, hình ảnh bắt mắt, âm nhạc bắt tai, nội dung dễ nhớ và truyền tải thông điệp ý nghĩa, các mẫu quảng cáo cuối thập niên 90, đầu năm 2000 thực sự được trẻ em và người lớn đón nhận. Sản phẩm của nhãn hàng cũng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống người dân Việt Nam.
Không ít bạn gái 8X ngày ấy đã năn nỉ mẹ mua cho dầu gội đầu Sunsilk bồ kết, để có mái tóc “óng mượt như tơ” giống người mẫu trong clip quảng cáo. Nhiều học sinh THCS, THPT lại đọ nhau xem áo đồng phục của ai mềm mại và trắng hơn khi sử dụng bột giặt OMO cùng nước xả vải Comfort.
Việc được tiếp nhận tư duy sáng tạo kiểu mới từ rất sớm đã khiến 8X-9X hình thành nên cá tính riêng biệt. Nhờ đó, chúng ta có một thế hệ trẻ khao khát được thể hiện và kiến tạo tương lai cho họ và những người xung quanh.
Lớn lên cùng lối sáng tạo mới mẻ, người Việt trẻ, đặc biệt là thế hệ Z - hình thành tư duy tích cực về trách nhiệm xã hội. Họ hiểu rằng, mỗi tác phẩm mình tạo ra không chỉ thoả mãn cái tôi cá nhân, hay đạt được mục tiêu khách hàng mong đợi, mà còn phải truyền cảm hứng đến số đông. Họ theo đuổi lý tưởng riêng, chấp nhận quan điểm khác biệt, bởi họ biết có thể tạo ra ảnh hưởng từ những ý tưởng của mình.
Hiểu được cá tính và khao khát cống hiến của người trẻ hiện đại, Tập đoàn Unilever đã tổ chức cuộc thi “Gen Z design - Thiết kế tương lai” và nhanh chóng nhận được gần 3.000 bài dự thi. Không chỉ kỷ niệm dấu mốc 25 năm Unilever có mặt tại Việt Nam, cuộc thi này còn là phát súng mở màn cho chuỗi hoạt động quyên góp quỹ “Vững vàng Việt Nam” - hỗ trợ người tiêu dùng Việt vượt qua nhiều thách thức khó khăn trong đời sống, bằng cách tài trợ và thực hiện các dự án cộng đồng: Trồng cây xanh cho rừng phòng hộ, nâng cấp điều kiện vệ sinh trường học, hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế...
Tham gia cuộc thi, người trẻ có thể thỏa sức sáng tạo mẫu bao bì mới cho các sản phẩm vốn đã rất quen thuộc như OMO, P/S, Knorr, Vim, Clear, Lifebuoy, bằng cách thay đổi màu sắc, thêm họa tiết, thay đổi kích cỡ hình ảnh...
Hòa Bình (24 tuổi, Hà Nội) thú nhận: “Nhờ tham gia cuộc thi, tôi mới biết hầu hết sản phẩm gia đình mình sử dụng đều của Unilever. Được thay đổi diện mạo cho tuýp kem đánh răng quen thuộc, hay chai dầu gội vốn đã ‘nhẵn mặt’, với mình khá thú vị. Điều mình thích nhất là có thể góp một phần nhỏ bé để gây quỹ, đồng hành cùng người Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới”.
Trong khi đó, một người dự thi khác chia sẻ: “Mình từng là cô bánh bèo trong đội xây dựng ‘Nhà vệ sinh đạt chuẩn’ của nhãn hàng Vim. Khi nhận nhiệm vụ xây nhà vệ sinh cho trường tiểu học, mình lo lắng vì thậm chí chưa từng cầm xẻng trong đời. Nhưng rồi nhà vệ sinh mới cũng được xây dựng từ nỗ lực của rất nhiều ‘bánh bèo’ thành phố như mình. Điều ấn tượng nhất với mình không phải là cảm giác rã rời sau một ngày vất vả, mà là khoảnh khắc thấy các em học sinh hào hứng với nhà vệ sinh mới. Nụ cười tươi rói của các em đã thúc đẩy mình tham gia cuộc thi thiết kế này”.
Những thiết kế nổi bật nhất của cuộc thi không chỉ thể hiện khả năng mỹ thuật của người dự thi, mà còn gửi gắm nhiều thông điệp tích cực. Một thí sinh tham gia trình bày trong bài dự thi thiết kế bao bì VIM của mình: “Cảm hứng cho thiết kế này bắt nguồn từ tâm tư, nguyện vọng của tôi - một người mẹ 2 con luôn trăn trở về mối nguy hại từ nhà vệ sinh ở trường học. Nhà vệ sinh là một trong những bộ mặt của trường, nên tôi mong VIM sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường và học sinh cả nước chung tay tạo lên nhà vệ sinh chuẩn, bảo vệ sức khoẻ thế hệ tương lai của đất nước”.
Nhiều dân mạng tỏ ra thích thú và dành không ít lời khen ngợi cho các tác phẩm từ chương trình. Tuy chỉ được sáng tạo dựa trên số lượng giới hạn về hoạ tiết, màu sắc... nhiều thí sinh vẫn có thể thổi hồn cho tác phẩm của họ.
“Có những tác phẩm nếu được in thành bao bì và bán ngoài siêu thị, tôi sẽ nghĩ đây là thiết kế mới của công ty, chứ không phải một bài dự thi”, một tài khoản tên Han Tran cho biết.
Một số ý kiến khác cho rằng những sản phẩm này vốn đã quá quen thuộc với 8X, 9X, nên người thi dễ dàng “bắt sóng ý tưởng”, giống như gặp lại một người quen cũ. Có lẽ, đây cũng là lý do cuộc thi sở hữu nhiều bài dự thi chất lượng.
Đây không phải lần đầu tiên Unilever tổ chức một chương trình xã hội “hợp rơ” với người trẻ. Suốt 25 năm qua, hãng tổ chức nhiều hoạt động hướng đến mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội Việt Nam: "Biệt đội tay sạch Lifebuoy" - giúp trẻ em tại trường tiểu học ý thức hơn về việc rửa tay, giữ vệ sinh; chương trình nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho bà mẹ ở vùng nông thôn của Knorr; hơn 11,8 triệu người được kiểm tra nha khoa, nâng cao ý thức chăm sóc răng miệng cùng nhãn hàng P/S...
Hiện tại, số tiền đóng góp cho quỹ từ cuộc thi thiết kế sẽ được phân bổ cho 3 chương trình mà Unilever đang triển khai khắp Việt Nam. Trong đó, "Trường học xanh sạch khỏe" là dự án được hãng đồng thực hiện cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình nhằm nâng cấp các điều kiện vệ sinh đạt chuẩn, đi cùng với giáo án điện tử huấn luyện thói quen vệ sinh và thể chất cho học sinh tiểu học, bao gồm: Đánh răng ngày 2 lần sáng và tối; khuyến khích trẻ “lấm bẩn” để trồng cây; cung cấp nước sạch cho học sinh uống hàng ngày; xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn và hướng dẫn trẻ hành vi đi vệ sinh chuẩn; rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Song song đó, chương trình “Trồng cây xanh cho rừng phòng hộ” là dự án quan trọng nhằm trồng lại mảng xanh cho rừng phòng hộ, góp phần ngăn ngừa tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Tính đến nay, chương trình này đã xây dựng 200 sân chơi đầy đủ vật chất cho trẻ tại các trường học trên toàn quốc. Ngoài ra, 70.000 cây xanh đã được nhãn hàng OMO cùng người tiêu dùng trồng cho rừng quốc gia, rừng phòng hộ và thành phố khắp Việt Nam.
Một đối tượng được Unilever đặc biệt quan tâm là phụ nữ cũng nhận được hỗ trợ từ chương trình “Phụ nữ Việt Nam tự tin làm kinh tế". Đây là dự án hãng kết hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU), nhằm tài trợ kinh phí cho các ý tưởng kinh doanh tiềm năng của phụ nữ, đặc biệt ở khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Không chỉ hỗ trợ tài chính, chương trình còn hướng dẫn, đào tạo chị em kiến thức, kỹ năng để làm kinh tế, giúp cải thiện chất lượng đời sống về cả vật chất và tinh thần.
Dù không trực tiếp đóng góp, nhưng sự sáng tạo của người trẻ khi tham gia hoạt động của Unilever đã và đang hỗ trợ đắc lực cho quỹ “Vững vàng Việt Nam”, qua đó ủng hộ tích cực các chương trình trách nhiệm xã hội.
Không chỉ dừng lại ở một cuộc thi thiết kế, doanh nghiệp hứa hẹn tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động khác để 8X-9X được phát huy cá tính riêng của mình, đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ bình thường mới.
Bình luận