Đi du học ngoài mục đích tiếp thu kiến thức chiếm 50%, 50% còn lại nhằm giúp bạn trẻ rèn luyện tư duy toàn cầu, khám phá và hòa nhập vào môi trường quốc tế.
Du học sinh Việt nuôi dưỡng “trái tim lớn”
Thời gian đầu sống tại Christchurch, chàng trai Nguyễn Trường Gia Bảo đã phải vẫy tay hàng trăm lần để chào những người lạ trên đường. Người dân ở đây vô cùng thân thiện, luôn giúp đỡ du học sinh rất nhiệt tình.
Có lần đi làm thêm, một khách hàng biết Bảo là người Việt đã thích thú khoe với anh những tấm hình mà cô ấy đã chụp trong chuyến đi sang Việt Nam trước đây, không quên hỏi thăm Bảo về cuộc sống ở New Zealand. Sự thân thiện của người bản xứ có ý nghĩa rất lớn để chàng sinh viên trường Đại học Lincoln nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.
Nguyễn Trường Gia Bảo, sinh viên trường đại học Lincoln coi thành phố Christchurch nơi anh theo học là ngôi nhà thứ 2 của mình. |
Không quá đặt nặng vấn đề tài chính mà chủ yếu muốn trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực nông nghiệp, Nguyên Nguyễn - thạc sĩ tại Đại học Victoria Wellington đã xin làm thêm tại các trang trại cherry ở Central Otago, thuộc đảo Nam New Zealand. Nhờ vậy, Nguyên có cơ hội rèn luyện sức bền và sự tỉ mẩn, cũng như mở mang tầm mắt về công nghệ dây chuyền phân loại cherry hiện đại ở New Zealand.
“Làm việc tại nông trại giúp mình dắt túi rất nhiều kỹ năng và kiến thức thực tiễn”, Nguyên phấn khởi cho biết.
Giống như Bảo và Nguyên, nhiều bạn trẻ Việt khi du học tại các nước phương Tây hiện nay đã dám gạt đi những gánh nặng về điểm số, để đầu tư nhiều thời gian, công sức hòa nhập với con người bản xứ, học hỏi kinh nghiệm từ chính những công việc thực tế, thay vì vùi đầu vào sách vở trong thư viện, hay “túm tụm” chơi với một nhóm bạn cùng ngôn ngữ.
“Du học không chỉ vì bằng cấp hay kiến thức sách vở, mình muốn mở rộng tư duy và tâm hồn, nuôi dưỡng một ‘trái tim lớn’ - biết chấp nhận và lắng nghe những ý kiến ngược dòng, những nền văn hóa đối lập với mình”, một du học sinh tại New Zealand bộc bạch trên Facebook cá nhân.
Chỉ khi có một “trái tim lớn”, du học sinh Việt mới có thể trở thành một công dân toàn cầu, hòa nhập với môi trường học tập và làm việc quốc tế. Cho dù sau này ở lại hay quay về quê hương, bạn vẫn sẽ có một tư duy tiên tiến, không bị giới hạn trong bất kỳ quan niệm địa lý, văn hóa nào.
Tư duy toàn cầu bắt nguồn từ giáo dục cởi mở
“Ở New Zealand, kiến thức là để chia sẻ chứ không phải lối học buộc sinh viên chấp nhận mọi quan điểm của giáo viên. Bạn hoàn toàn có thể tranh luận, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình trong quá trình học”, Gia Bảo cho biết.
New Zealand nhận được thiện cảm lớn của cộng đồng du học sinh Việt bởi lối giáo dục đa quốc gia cởi mở, khuyến khích sinh viên thảo luận về những vấn đề chung của thế giới. |
Bảo kể về kỷ niệm trong một giờ học văn hóa doanh nghiệp, giáo sư đặt vấn đề liệu nhân viên có nên ở lại công ty làm ngoài giờ để hoàn thành nốt công việc hay không? Lúc đó có hai hướng quan điểm khác nhau: Các bạn phương Tây trả lời là không, và các bạn châu Á ủng hộ. Thảo luận công khai với quan điểm đa chiều giúp Bảo nhận ra sinh viên từ các nền văn hóa khác nhau sẽ có những góc nhìn rất hay mà anh có thể học hỏi.
Nhiều bậc phụ huynh Việt Nam cũng ủng hộ đầu tư cho con cái theo học các trường tại New Zealand. Ngoài môi trường trong lành, khí hậu có đủ 4 mùa mỗi ngày, phong cảnh đẹp, đất nước này nhận được thiện cảm lớn của cộng đồng du học sinh Việt bởi lối giáo dục đa quốc gia cởi mở, khuyến khích sinh viên thảo luận về những vấn đề chung của thế giới, không phân biệt đối xử bất kỳ sắc tộc nào. Mọi sinh viên đều có quyền được phát biểu ý kiến, tranh luận lành mạnh, qua đó giúp mọi người thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau.
Bạn trẻ Việt Nam muốn nuôi dưỡng một “trái tim lớn” để thành công trong thời đại 4.0 có thể lựa chọn giáo dục New Zealand như một điểm đến lý tưởng, nhiều thách thức nhưng cũng hứa hẹn vô vàn cơ hội đổi mới.
New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới khi thuộc top 3 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai; sở hữu 8 trường đại học nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới; cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế…
Độc giả có thể đăng ký tham dự Triển lãm Giáo dục New Zealand để nắm bắt cơ hội thành công cho tương lai:
- TP.HCM ngày 23/3 tại KS Sheraton Saigon. Đăng ký tại đây.
- Hà Nội ngày 24/3 tại KS Melia. Đăng ký tại đây.