Vào năm 2006, Facebook chỉ mới khởi đầu, Twitter vừa cho ra mắt và chưa ai có trong tay chiếc iPhone. Hơn 10 năm trôi qua, thế giới đã trở thành một nơi rất khác biệt và thị trường lao động cũng vậy.
Nhiều việc làm mới xuất hiện mà chúng ta chưa từng được nghe nói đến vào thập kỷ trước. Ước tính cho thấy 65% trẻ em đến trường tiểu học hôm nay sẽ làm việc trong các công việc hoàn toàn mới mà thế giới chưa thể hình dung. Đó cũng là lúc những người trẻ đi du học cần đặt câu hỏi, liệu con đường học vấn phổ biến có phải lựa chọn “sáng” cho tương lai?
Sự đột phá của công nghệ thông tin cùng nhiều thành tựu tự động hóa đòi hỏi con người dần chuyển sang làm những công việc mang tính chiến lược thay vì thủ công. Đồng thời, chúng ta cũng đang nỗ lực tìm cách cải tiến và ứng dụng công nghệ kết hợp khoa học để tìm ra chìa khóa cho các vấn đề nhức nhối của thời đại như biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số, giáo dục, sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Trước xu thế này, một làn sóng bạn trẻ sẵn sàng mở lối riêng đã xuất hiện. Thay vì chọn những ngành nghề “đại chúng” như kinh doanh, kế toán, tài chính, họ dấn thân theo đuổi những ngành nghề mới, giúp tăng tỷ lệ cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm, đi kèm thu nhập tốt hơn trong tương lai.
Rẽ lối đi riêng nhưng nhiều tiềm năng
Nguyễn Khiêm (27 tuổi) là bạn trẻ có suy nghĩ mới lạ khi quyết định theo học thạc sĩ Quản lý tài nguyên nước tại ĐH Canterbury, New Zealand. Lý giải về động cơ học một ngành hiếm ai theo đuổi, anh cho biết: “Đây không phải ngành phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam, nhưng lại là một trong những vấn đề cấp bách mà Việt Nam và cả thế giới cần quan tâm và đầu tư tìm những giải pháp phù hợp cho sự phát triển bền vững".
"Thứ nhất, nước là nguồn tài nguyên hữu hạn và là nhu cầu cấp thiết cho sự tồn tại. Thứ hai, quản lý nước xuyên biên giới hiệu quả sẽ góp phần giảm những mâu thuẫn hay xung đột giữa các vùng”, Khiêm nói thêm.
Là người con của miền sông nước, Nguyễn Khiêm chọn du học ngành Quản lý tài nguyên nước để quay về đóng góp cho quê hương. |
Cơ hội việc làm đúng ngành ở Việt Nam còn chưa phổ biến nhưng Nguyễn Khiêm không cho rằng mình đã chọn con đường liều lĩnh. Những kiến thức khi du học của anh sẽ ít nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành quản lý tài nguyên, cụ thể đối với lĩnh vực nước, ở bất kể quốc gia nào mà chàng trai tới làm việc trong tương lai.
Nguyễn Khiêm chia sẻ thêm: “Đến một thời điểm nào đó trong tương lai gần, các cơ quan quản lý tại Việt Nam sẽ nhận ra rằng quản lý tài nguyên nước yêu cầu sự tổng hợp và cái nhìn đa chiều. Việc sử dụng nước đâu chỉ riêng cho một ngành (ví dụ như nông nghiệp), mà còn tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, môi trường, văn hoá… Do đó, nhiều cơ hội việc làm sẽ đến với mình ngay tại Việt Nam”.
Marketing, tài chính, kinh doanh là lựa chọn phổ biến được nhiều sinh viên Việt lựa chọn khi du học. Nhưng cũng như Nguyễn Khiêm, Duy Anh - cựu sinh viên ĐH AUT, New Zealand - đã chọn cho mình lối đi riêng nhiều thách thức hơn với Khoa học máy tính và Thông tin (Computer and Information Sciences).
Duy Anh cho biết ngành học này không chỉ mang lại kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng để trở thành chuyên gia thực thụ trong ngành, bao gồm kỹ năng phân tích, đánh giá, xử lý tình huống và quản lý dự án.
Báo cáo năm 2018 của tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Khối thịnh vượng chung về nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam cho thấy trong năm 2020, Việt Nam cần một triệu nhân lực CNTT. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, lưu trữ đám mây, thực tế ảo, thực tế tăng cường và công nghệ Blockchain... Đây là minh chứng cho thấy sự nghiệp tương lai của sinh viên ngành CNTT như Duy Anh rất rộng mở.
Duy Anh (trái) lựa chọn du học New Zealand để trang bị đầy đủ kỹ năng cho sự nghiệp tương lai. |
Không chỉ tại Việt Nam, người trẻ thế giới cũng tìm đến những ngành học mang tính cấp thiết khi du học. Alexandra Lischka, sinh viên người Đức, hiện theo chương trình tiến sĩ chuyên ngành Hải dương học tại ĐH Auckland University of Technology.
Ước mơ của cô là nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của biển cả.
Cô đang nghiên cứu về mức độ nhiễm kim loại nặng ở loài mực và cá voi hoa tiêu để có thể đánh giá tình trạng hệ sinh thái hiện nay.
Triển vọng ngành học là đam mê của Alexandra, không thể bàn cãi khi tiền lương cho ngành nghề này trên trang web EarthHow.com công bố trung bình lên đến 59.500 USD. Chưa kể con số này sẽ cao hơn tùy thuộc bằng cấp, kinh nghiệm và quốc gia nơi bạn công tác.
Giáo dục dần thay đổi để phù hợp nhu cầu nhân lực
Trước thách thức của thị trường lao động trong tương lai, những nền giáo dục lớn trên thế giới cũng tạo nên cuộc cách mạng của riêng mình. Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực với những kỹ năng liên ngành, khả năng phân tích và sáng tạo, năng lực lãnh đạo cũng như nhận thức vĩ mô. Đây đều là những kỹ năng “sống còn”, không chỉ đảm bảo về sự nghiệp cho người trẻ mà còn hứa hẹn mang đến thành công khi học tập chiến lược, đón đầu nhu cầu nhân loại trong tương lai.
Vì vậy, Nguyễn Khiêm, Duy Anh, Alexandra và nhiều sinh viên toàn cầu đã tìm những điểm đến học tập như New Zealand. Không chỉ có đa dạng lựa chọn học tập cho người trẻ, New Zealand còn được xếp hạng là quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai, theo báo cáo của Economist Intelligence Unit 2018. Chỉ số này đánh giá cách nền giáo dục giải quyết các vấn đề thực tiễn trong tương lai, đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục nhận thức toàn cầu.
Alexandra và nhiều người trẻ trên thế giới đã chọn New Zealand để phát triển sự nghiệp của mình. |
Alexandra cho biết: “Ở New Zealand, tôi được cộng tác nghiên cứu với những nhà sinh vật học hàng đầu thế giới. Phong cách giảng dạy ở đây rất thực tiễn và đem lại nhiều lợi ích cho người học. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên nhìn nhận vấn đề sâu sắc và tự phân tích để mở rộng tầm nhìn của mình. Tôi cũng được tạo cơ hội để làm việc với các nhà khoa học ở các trường đại học khác”.
Còn Duy Anh rất hài lòng với quyết định du học ngày trước của mình. Anh đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước bước đường tương lai: “Việc quan trọng sau khi lựa chọn ngành học là lựa chọn điểm đến du học. Nhờ đến với New Zealand, mình được học nhiều hơn về cách quản lý, điều phối giữa bộ phận công nghệ thông tin và kinh doanh, từ đó làm việc nhóm hiệu quả hơn rất nhiều. Đây đều là những kỹ năng cần thiết giúp mình phát triển sự nghiệp trong tương lai".
New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới: