Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Người trẻ Trung Quốc vay nợ vì thần tượng anime

Gen Z đang chi mạnh tay cho các mặt hàng liên quan đến anime và manga, từ thẻ bài đến tranh, ảnh, tạo nên một xu hướng sưu tầm khuấy đảo thị trường Trung Quốc.

Giới trẻ Trung Quốc săn đồ sưu tầm anime tại các cửa hàng. Ảnh minh họa: Yin Liqin/CNS/IC.

Tại các sân chơi ở Thượng Hải, cảnh tượng nhóm trẻ tụ tập trao đổi thẻ bài My Little Pony giống như đang giao dịch cổ phiếu tại Phố Wall đã trở nên khá phổ biến.

Đây chỉ là một phần của cơn sốt sưu tầm các món đồ liên quan đến anime đang bùng nổ ở Trung Quốc. Trào lưu này không chỉ lan rộng mà còn tác động đến thị trường chứng khoán của đất nước này.

Anime (phim hoạt hình) và manga (truyện tranh) đã phổ biến ở Trung Quốc từ lâu, nhưng trong vài năm gần đây, xu hướng sưu tầm các món đồ liên quan đến chúng mới thực sự bùng nổ. Trẻ em và người lớn đều sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để sưu tầm đủ loại sản phẩm như thẻ bài, huy hiệu, poster, búp bê và thú nhồi bông.

gen Z,  suu tam anime,  thi truong anime,  the bai,  tranh,  anh anh 1

Thẻ bài My Little Pony trưng bày tại một cửa hàng ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ảnh minh họa: VCG.

Một sinh viên đại học ở Tô Châu (Trung Quốc) chia sẻ với Sixth Tone rằng cô đã sưu tập nhiều huy hiệu và búp bê nhồi bông vì cảm thấy áp lực phải theo kịp những người hâm mộ anime khác trên mạng xã hội.

"Đôi khi tôi nghĩ nếu mọi người mua nhiều như vậy, mình cũng phải mua thêm để chứng tỏ bản thân", cô chia sẻ.

Liu Pengcheng, một sinh viên ở Thượng Hải, cho biết anh rất thích các sản phẩm liên quan đến manga Nhật Bản Chiikawa, nhưng anh không muốn chi quá nhiều tiền cho những món đồ bị đẩy giá lên cao. Anh cảm thấy bất ngờ trước mức độ chịu chi của một số fan khi sẵn sàng theo đuổi các xu hướng mới.

"Có người còn vay nợ để mua sắm", Liu cho hay.

gen Z,  suu tam anime,  thi truong anime,  the bai,  tranh,  anh anh 2

Mô hình nhân vật anime là một trong những vật phẩm rất được giới trẻ yêu thích. Ảnh minh họa: NyOtaku.

Vào năm 2023, thị trường "văn hóa 2D" của Trung Quốc, bao gồm anime, truyện tranh, manga và các nhóm văn hóa liên quan khác, đã đạt giá trị lên tới 210 tỷ CNY (khoảng 29 tỷ USD), theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Qianzhan.

Thị trường các sản phẩm liên quan đến "văn hóa 2D" đã tăng mạnh từ 5,3 tỷ CNY vào năm 2016 lên 102,4 tỷ CNY vào năm 2023, tức là tăng gần 20 lần.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã thúc đẩy nhiều công ty hoạt động trong ngành giải trí 2D nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các công ty này thường xuyên biến động mạnh, khiến giới tài chính lo ngại.

Wahlap Technology, một thương hiệu trò chơi arcade của Trung Quốc, đã phải phát đi nhiều thông báo trong thời gian gần đây, khuyến cáo các nhà đầu tư không nên đầu tư mạo hiểm vào cổ phiếu của công ty.

Công ty hoạt hình Alpha Group cũng đã phải nhắc nhở nhà đầu tư thận trọng, lưu ý rằng công ty vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển.

"Các nhà đầu tư cần chú ý đến những rủi ro trong giao dịch trên thị trường thứ cấp, đưa ra quyết định hợp lý và đầu tư một cách thận trọng", theo thông cáo của công ty.

Một nhân viên tại công ty sản xuất thẻ bài cho biết đối tượng khách hàng của họ chủ yếu là giới trẻ sinh năm 1990-2000, những người sẵn sàng chi tiền cho sở thích của mình.

"Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm 2D, giúp các thương hiệu xây dựng cộng đồng fan riêng", nhân viên này chia sẻ.

gen Z,  suu tam anime,  thi truong anime,  the bai,  tranh,  anh anh 3

Giới trẻ sẵn sàng chi tiền cho các "thần tượng ảo". Ảnh minh họa: Neo Tokyo Project.

Tuy nhiên, Zhang Shule, một nhà phân tích trong ngành, cảnh báo rằng các thương hiệu nội địa vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận người tiêu dùng.

"Các thương hiệu anime và manga chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây, trong khi các thương hiệu nội địa hiện vẫn chưa có sức ảnh hưởng lớn", Zhang nói với The Paper.

Chen Kangning, một sinh viên đại học khác ở Thượng Hải, chia sẻ với Sixth Tone rằng cô xem bộ sưu tập huy hiệu của mình như một cách thể hiện bản thân.

"Khi nhìn những món đồ này, tôi cảm thấy rất vui", cô cho biết.

Cuộc đua giữa 'bé ba' và Labubu ở thị trường Việt

Mặc dù xuất hiện sau, đồ chơi Baby Three có khả năng soán ngôi Labubu, trở thành "cơn sốt" mới trên thị trường blind box.

Doanh so Labubu lai tang hinh anh

Doanh số Labubu lại tăng

0

Đồ chơi nhồi bông Labubu trở thành sản phẩm nổi bật trên sàn TMĐT quý III, bên cạnh sữa gấu. Doanh thu và sản lượng mặt hàng này đều tăng trưởng mạnh mẽ.

Tường Uyên

Bạn có thể quan tâm