Trước câu hỏi “Tết này, bạn có định nghĩa khác về hành trình?”, người trẻ đã đưa ra các đáp án khác nhau: Đó là chuyến khám phá vùng đất mới, về nhà với những điều bình dị, thân quen hay chỉ đơn giản là ngẫu hứng “xách xe lên và đi”.
Ngày đầu tiên của Tết Dương lịch, Trần Đoàn (25 tuổi, TP.HCM) thức dậy, rửa mặt rồi nhìn mình trong gương. Anh nhớ lại ngày này năm 2019, tự hình dung ra bản thân của 2 năm sau: Làm công việc yêu thích, lên đời xe máy mới, đi du lịch thật nhiều, đặt dấu chân nhỏ bé lên mọi miền đất nước…
Nhưng 2021 đi qua, Đoàn và không ít người trẻ Việt đã phải trì hoãn nhiều thứ. Song dịch bệnh không hoàn toàn mang đến điều tiêu cực. Nhiều người xem đó là khoảng thời gian ẩn náu, dừng lại để tận hưởng cuộc sống như trang trí lại phòng ngủ, tút tát bản thân hay chăm sóc “xế” yêu - bạn đồng hành đã bền bỉ vượt qua bao ngày mưa nắng. Tất cả để chuẩn bị kỹ càng cho những hành trình mới.
2022 vừa đến, giới trẻ 3 miền háo hức lên kế hoạch cho cuộc hành trình đón tuổi mới. Các nền văn hóa Đông - Tây đều xem năm mới là cột mốc quan trọng và giới trẻ cũng coi Tết là thời điểm lý tưởng để nhóm lại lửa xuân, khởi đầu bằng chuyến đi đầy trải nghiệm thú vị.
Với đa số người trẻ, hành trình được định nghĩa là tổ hợp những cung đường dài bỏ lại sự huyên náo nơi phố thị, đi tìm cảm giác tự do ở một nơi xa.
Sau chuỗi ngày hồi tưởng lại miền ký ức đẹp đẽ về những con đèo uốn lượn từng băng qua, dịp Tết cận kề, Đoàn đã thực hiện được mong ước lần đầu ngắm mùa đông Hà Nội rồi chạy xe lên Mã Pí Lèng. Có lẽ, chỉ đi xa đến thế, hành trình này mới thỏa mãn đam mê xê dịch và phá vỡ giới hạn bản thân của anh.
Sau 2 năm trì hoãn, Đoàn nhận ra: Nếu muốn đi xa thì phải đặt yếu tố an toàn lên hết, bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân lẫn “bạn đồng hành 2 bánh”.
“Chỉ cần bạn chủ động chuẩn bị người và xe thật kĩ càng, giữ bản thân an toàn là có thể vượt qua nhiều thử thách trong giai đoạn bình thường mới và tái khởi động hành trình thú vị”, Trần Đoàn cho biết.
Trong những điểm đến hấp dẫn Tết này, Đoàn điểm tên Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc… “Với tôi, Đà Lạt xếp số 2 thì không nơi nào là số 1. Với những người trẻ ưa thích trải nghiệm, hành trình phiêu lưu ôm cua đổ đèo 300 km từ TP.HCM, thỉnh thoảng dừng chân tại những quán cà phê ‘chill’ cảm giác rất đã. Nơi đây cũng cho phép bạn thả hồn vào vùng trời yên lãng đỉnh Lang Biang, đón bình minh trên đồi Thiên Phúc, chụp bức ảnh giữa lưng chừng mây đẹp như tranh”, Trần Đoàn chia sẻ thêm.
Đà Nẵng và Phú Quốc cũng là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn về với biển Tết này, đặc biệt là các bạn trẻ miền Bắc mong mỏi tìm chút nắng gió thi vị, sưởi ấm cho mùa đông. Sau thực đơn quen thuộc mùng 1 Tết với giò chả, bánh chưng, đổi bữa với hải sản biển là lựa chọn ẩm thực lý tưởng. Từ trung tâm Đà Nẵng, chạy xe vào Hội An ngắm phố cổ cũng sẽ thỏa lòng ai đang đi tìm một hành trình đủ xa và an yên.
Không đi xa như Đoàn, Tú Châu (26 tuổi, Hà Nội) chọn lang thang khám phá thủ đô dịp Tết. Định nghĩa hành trình trong tâm trí Châu không nhất thiết phải gắn với những nơi thật xa và mới lạ, mà nằm trên chính cung đường quen. Bởi sau một năm khó khăn và biến động, Châu nhớ cảm giác được ra đường, cầm lái hoặc ngồi sau lưng người thương, cảm nhận những điều thân thuộc của cuộc sống thường ngày.
Sinh sống giữa lòng Hà Nội, nhưng cả năm qua, Châu chỉ men theo cung đường duy nhất dài 8 km từ nhà đến cơ quan. Quán ốc quen, góc cà phê lạ đến bãi đá sông Hồng… đều thưa vắng người sau chuỗi ngày giãn cách.
“Chẳng cần đi đâu xa, nếu ở Hà Nội, hãy thử bước ra ngoài vào một buổi sáng mùa đông, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ấy. Tưởng quen mà lạ, con đường xưa khoác lên mình những thay đổi dịp cận Tết sẽ khiến bạn bất ngờ”, Tú Châu chia sẻ.
Ở TP.HCM, giới trẻ cũng chọn làm điều tương tự. Cưỡi xe chu du khắp ngõ hẻm, nhiều người ngỡ ngàng nhận ra thành phố thân quen đã "bình phục" và đổi khác sau “trận ốm”: Đường hoa lên đèn rực rỡ, chợ xuân tưng bừng khắp nơi, lễ chùa đã nghi ngút mùi khói nhang Tết… Cả thành phố và con người đều đã thay đổi, khi cùng nhau đi qua khó khăn. Vậy nên Tết này, nhiều người chọn ở lại thành phố đón Tết, bởi họ có hẹn với “người lạ từng quen”.
Có những hành trình dài cả nghìn cây số, nhưng cũng có hành trình không để đo đếm bằng công tơ mét. Đó là chuyến đi của Tuấn Linh (28 tuổi, TP.HCM) dịp Tết này: Trở về nhà sau một năm đi xa.
Sau những đau thương từ dịch bệnh, nhiều người trẻ cảm nhận được triết lý: Khỏe mạnh trở về nhà đã là một đặc ân. Đôi mắt có ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ đến đâu, cũng không vui sướng bằng việc cảm nhận niềm hạnh phúc của cha mẹ khi con cháu sum vầy. Sân nhà rực rỡ mai đào cũng không rộn ràng như tiếng cười lũ trẻ ngày Tết.
2021, chúng ta biết ơn công nghệ đã giúp gắn kết người với người, nhưng cũng nhận ra đôi lời yêu thương qua điện thoại là không đủ, ta vẫn cần cái ôm thật chặt của ba mẹ, cái vỗ vai động viên từ bạn cũ.
Một nút chạm trên màn hình điện thoại chẳng thể bằng cái chạm khẽ lên vai, xoa đầu, nắm chặt tay khi trở về nhà đón Tết. Bị động chờ một cuộc gọi không bằng chủ động chọn một bữa cơm sum vầy, ngồi bên bếp lửa lép bép trông nồi bánh chưng, hay lấy xe chở mẹ đi chợ Tết.
Như bản nhạc của mùa Tết năm cũ: “Chông chênh đi về nhà, cô đơn đi về nhà, mệt quá đi về nhà…!”. 2021 đã có đủ những cung bậc cảm xúc, và Tết đến là lúc nên về nhà. Chạy xe vài chục km hay vài trăm cây số trở về để ba mẹ an lòng, thăm nhà hàng xóm, hẹn đứa bạn nối khố đi trà đá hay dự buổi họp lớp ấm cúng với mấy “cạ cứng” năm xưa.
Bước vào giai đoạn bình thường mới, hành trình 2022 đã không còn mơ hồ như 2021. Những người trẻ năng động có thể chọn chuyến đi cho riêng mình, hay chỉnh sửa kế hoạch, chọn các “trạm nghỉ” ngẫu hứng theo sở thích. Chỉ cần đích đến cuối cùng là căn nhà ấm áp, thân thương, thì hành trình nào cũng đong đầy ý nghĩa.
“Dù đi bất cứ đâu, hãy chăm sóc chiếc xe của mình và chú ý bảo vệ sức khỏe để hành trình suôn sẻ, năm mới được trơn tru”, Tuấn Linh nói. Biết có hẹn với quê nhà dịp Tết này, Linh đã đổ đầy xăng, thay nhớt mới cho chiếc ôtô đời 2019.
Linh tâm niệm, xe là tài sản giá trị nhất sau nhiều năm đi làm dành dụm mà mua được, là tính mạng, là bạn đồng hành quan trọng nhất trong mỗi chuyến đi. Chăm sóc kỹ “bạn đồng hành” này là cách để mỗi người sẵn sàng bứt phá trên hành trình năm mới. Do đó, ngoài bảo dưỡng định kỳ trước Tết, Tuấn Linh chọn những sản phẩm dầu nhớt cao cấp cho “người bạn 4 bánh” và sản phẩm của Motul là nguồn năng lượng được anh tin chọn suốt nhiều năm qua.
Tiếp sức cho người trẻ chủ động theo đuổi chuyến đi của riêng mình dịp Tết này, Motul đưa thông điệp “Chủ động hành trình mới” đến gần với người trẻ thông qua các hoạt động trên nền tảng mạng xã hội. Qua đó, Motul cổ vũ giới trẻ theo đuổi hành trình chủ động của riêng mình trong năm 2022.
Bình luận