Câu 1. Người Việt duy nhất từng giữ chức thừa tướng ở nước ngoài?
Lữ Gia (?-111 TCN), tên hiệu là Bảo Công. Ông là người Việt duy nhất từng giữ chức thừa tướng ở nước ngoài. |
Câu 2. Lữ Gia giữ chức vụ thừa tướng của triều đại nào?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia giữ chức vụ thừa tướng cho 3 đời vua của nhà Triệu thuộc nước Nam Việt, từ Minh Vương (124 - 113 TCN), Ai Vương (112 TCN) tới Thuật Dương Vương (112 - 111 TCN). |
Câu 3: Thừa tướng Lữ Gia quê ở đâu?
Lữ Gia sinh ra ở huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là hào trưởng Lữ Tạo, làm nghề lang y, mẹ là người tài sắc tên Trương Thị Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay). |
Câu 4. Khi nắm quyền, Lữ Gia từng giúp Nam Việt chống lại chính quyền nào?
Lữ Gia là trụ cột của triều đình Nam Việt chỉ huy quân đội chống lại chính quyền nhà Hán do Hàn Thiên Thu chỉ huy năm 112 TCN. Hàn Thiên Thu tử trận. |
Câu 5. Lữ Gia chết như thế nào?
Vua Hán nghe tin Hàn Thiên Thu bị giết, sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức đem quân trả thù. Do chênh lệch lực lượng, cuối cùng, thừa tướng Lữ Gia thất bại, ông bị bắt và bị giết chết. |
Câu 6. Hiện nay, lăng mộ thừa tướng Lữ Gia nằm ở đâu?
Lăng mộ thừa tướng Lữ Gia hiện ở xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Hàng năm, vào ngày 9/3 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ông. |
Câu 7. Lữ Gia có người em kết nghĩa nào cũng là tướng quân nước Nam Việt?
Khi cùng gia đình di cư đến Nam Trì (Ân Thi, Hưng Yên), Lữ Gia kết nghĩa anh em với Nguyễn Danh Lang. Nguyễn Danh Lang làm tướng 3 đời vua Triệu nước Nam Việt. Khi Nguyễn Danh Lang mất, Lữ Gia truyền cho dân làng lập đền thờ. |
Câu 8. Hiện nay, thành phố nào ở nước ta có nhiều công trình mang tên thừa tướng Lữ Gia nhất?
Tên của Lữ Gia được đặt cho đường phố tại cả Hà Nội và TP.HCM, và TP.HCM là nơi có nhiều công trình nhất. Ngoài đường huyết mạch Lữ Gia ở quận 11, tên của ông còn được đặt cho một số chung cư, cao ốc, doanh nghiệp tại Sài Gòn. |