Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ mù mắt vì đèn laser quán bar, điều trị da liễu

Nhiều người đến bệnh viện trong tình trạng mắt bị tổn thương nặng, có nguy cơ mù hoặc thương tật vĩnh viễn vì bị tia laser chiếu.

Tia laser sử dụng trong điều trị da liễu có bước sóng dài, có thể gây mù nếu bị chiếu vào mắt. Ảnh minh hoạ: Duy Hiệu.

Anh B.V.H. (23 tuổi, ngụ Hòa Bình) bị tổn thương nghiêm trọng tại hoàng điểm mắt chỉ sau 2 giây bị tia laser chiếu trực tiếp lúc làm sự kiện. Kết quả thăm khám cho thấy anh H. bị lỗ thủng tại hoàng điểm, kèm xuất huyết dưới võng mạc.

Thị lực của anh chỉ đạt 3M ĐNT (3 mét đếm ngón tay), không nhìn rõ các ký tự lớn nhất trên bảng thử thị lực, chỉ phân biệt được ngón tay kỹ thuật viên ở khoảng cách 3 mét.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, bác sĩ chuyên khoa II Hứa Anh Đức, khoa Dịch kính Võng mạc, Bệnh viện Mắt TP.HCM, cho biết đây không phải trường hợp hiếm.

"Nhiều người bệnh đến khám với tổn thương nặng ở mắt, cháy hoàng điểm do tia laser chiếu trực tiếp trong lúc điều trị da liễu hoặc vui chơi tại quán bar. Chỉ cần một tích tắc tia laser chiếu vào mắt, đặc biệt các loại dùng trong da liễu, cũng có thể gây cháy hoàng điểm và mù vĩnh viễn", bác sĩ Đức nói

mu mat vi tia laser anh 1

Tổn thương mắt của bệnh nhân bị tia laser chiếu. Ảnh: BVCC.

Tia laser được phân loại dựa trên bước sóng, năng lượng và thời gian tác động. Theo bác sĩ Đức, khi tia laser chiếu vào mắt, vùng hoàng điểm - khu vực trung tâm của võng mạc - sẽ bị tổn thương đầu tiên. Võng mạc là lớp thần kinh quan trọng nằm bên trong mắt, và tổn thương tại hoàng điểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh.

Laser gây tổn thương mắt thông qua ba cơ chế:

  1. Nhiệt tổn thương: Tia laser là nguồn ánh sáng có năng lượng, khi chiếu vào mô sống sẽ gây bỏng, làm chết tế bào tại vùng bị ảnh hưởng.
  2. Quang hóa học: Các phản ứng hóa học xảy ra khi laser tác động lên mô sống, dẫn đến tổn thương.
  3. Cơ học: Laser làm đứt gãy liên kết tế bào, gây tổn hại cấu trúc mô.

Tia laser thường gặp gồm:

  • Tia cực tím với bước sóng ngắn (gây tổn thương nhưng có khả năng phục hồi).
  • Tia từ 400-800 nm (bước sóng dài hơn, khó phục hồi hoàn toàn nếu gây tổn thương).

Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần cẩn thận khi tiếp xúc với các thiết bị phát tia laser, đặc biệt trong môi trường làm việc hoặc giải trí. Việc chiếu trực tiếp tia laser vào mắt dù chỉ trong thời gian ngắn có thể gây tổn thương nặng nề, thậm chí mù lòa. Khi gặp dấu hiệu bất thường ở mắt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Vì sao Tấn Tài đứt dây chằng lại nặng hơn Xuân Son gãy chân?

Với chấn thương đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối, phải mất thời gian khá lâu và kiên trì phục hồi thì Hồ Tấn Tài mới có thể trở lại thi đấu chuyên nghiệp.

Rửa rau sống như thế nào cho sạch?

Nếu rau sống không đảm bảo an toàn vệ sinh, người dân dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Nam thanh niên ở TP.HCM nguy kịch sau phút mất kiểm soát

Trong giây phút mất kiểm soát vì buồn bã, nam thanh niên đã dùng dao nhọn đâm vào vùng ngực bụng bên phải gây sốc mất máu.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm