Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Nguy cơ nhiễm uốn ván khi giẫm vật này trên đường

Hai ngày trước tôi có vô tình dẫm phải đinh. Hôm nay, tôi cảm thấy vết thương hơi sưng, mưng mủ. Tôi có nguy cơ bị uốn ván không và có cách nào phòng ngừa không?

Hai ngày trước tôi có vô tình dẫm phải đinh. Hôm nay tôi cảm thấy vết thương hơi sưng, mưng mủ. Tôi có nguy cơ bị uốn ván không và có cách nào phòng ngừa không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua hình xăm, bấm khuyên, bỏng, gãy xương, vết thương do phẫu thuật, vết động vật - côn trùng cắn, loét, nhiễm trùng răng miệng, vết thương do dẫm phải đinh, dị vật, mảnh vụn chứa nhiều vi khuẩn.

Rốn của trẻ sơ sinh cũng là nơi vi khuẩn uốn ván có thể tấn công và gây hại nếu bà mẹ không tiêm phòng cho con đầy đủ.

Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván cao khi không tiêm phòng vaccine hoặc tiêm mũi nhắc lại chống uốn ván.

Vì vậy, khi bạn bị thương, bất kể lớn hay nhỏ, việc tiêm phòng và chăm sóc vết thương tốt là điều rất quan trọng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng một loại thuốc để ngăn ngừa uốn ván khi bạn bị thương nặng và không tiêm phòng uốn ván.

Bệnh uốn ván rất dễ phòng, nhưng lại khó chữa. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp để giảm bớt các triệu chứng, biến chứng. Do đó, cách duy nhất để chúng ta hạn chế rủi ro nhiễm trùng uốn ván là tiêm phòng vaccine.

Việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chấn thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thời gian tiêm càng muộn, tác dụng bảo vệ càng giảm.

Thời điểm cần tiêm vaccine phòng uốn ván:

- Phụ nữ đang mang thai (ở 3 tháng cuối thai kỳ) cần tiêm ngừa uốn ván để phòng bệnh cho con.

- Từ 2 tháng tuổi, trẻ được tiêm vaccine chứa kháng nguyên bảo vệ trẻ phòng bệnh uốn ván. Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu tiêm mũi đầu, 2 mũi sau tiêm cách nhau một tháng hoặc chích mũi nhắc lại khi trẻ được 15-18 tháng tuổi.

- Trẻ trên 15 tuổi và người lớn cũng cần tiêm nhắc lại vì kháng thể uốn ván qua thời gian sẽ giảm tác dụng.

- Những người bị vết thương hở nhưng chưa tiêm phòng uốn ván cần tiêm vaccine và uống huyết thanh kháng càng sớm càng tốt.

    Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...

    Người đàn ông tốn hơn 100 triệu đồng viện phí vì bị uốn ván

    Người đàn ông ở TP.HCM vẫn hôn mê do mắc uốn ván. Đến nay, chi phí điều trị đã lên đến hơn 100 triệu đồng, trong khi đó, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế.

    Độc giả Minh Lan

    Bạn có thể quan tâm