Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy kịch sau khi giết mổ lợn ốm để cho cá ăn

Người đàn ông được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn diễn biến nặng và phải thở máy, điều trị tích cực.

Mổ lợn cho cá ăn, người đàn ông đứng trước nguy cơ điếc do biến chứng của liên cầu lợn. Ảnh: ben_hershey.

Thông tin với Zing mới đây, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, tuổi trung niên, ở Hà Nội, do nhiễm liên cầu lợn diễn biến nặng.

Qua tìm hiểu, bệnh nhân này có tiền sử khỏe mạnh, tuy nhiên có lạm dụng rượu. Vừa qua, ông tự giết mổ lợn để lấy thịt cho cá ăn. Hai ngày sau, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt và rối loạn ý thức nặng, được đưa tới cơ sở y tế gần nhà cấp cứu.

Do tình trạng quá nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục xử trí. Tại đây, ông vẫn sốt cao, rối loạn ý thức, đi vào hôn mê, có xuất huyết tại tay và chân. Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ đặt ống nội khí quản, cho thở máy.

cap cuu sau mo lon anh 1

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ về ca bệnh. Ảnh: Quốc Toàn.

Hiện sau 4 ngày, ông được rút ống nội khí quản, ý thức trở về bình thường.

BS Phúc nhận định: "Việc nhiễm liên cầu lợn có thể khiến bệnh nhân gặp các biến chứng lâu dài. Tiêu biểu nhất là tình trạng điếc".

Vị chuyên gia cho biết đa phần trường hợp lây nhiễm liên cầu lợn qua con đường tiếp xúc ăn uống như ăn tiết canh lợn, sử dụng thịt lợn chưa được chế biến chín... Mặt khác, bệnh nhân cũng có thể lây liên cầu lợn như trường hợp của người đàn ông này, khi tiếp xúc với lợn ốm, chết.

"Các trường hợp nhiễm liên cầu lợn thường xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, do phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người dân trong việc ăn uống, vệ sinh, bệnh lý này gần như không có thời điểm nào bùng lên trên diện rộng", BS Phúc nói.

Về điều trị, ông cho biết bệnh nhân mắc liên cầu lớn có rất nhiều thể bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có 2 thể chính là nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Cụ thể, người bệnh ở thể nhiễm trùng huyết sẽ diễn biến rất nặng, nhanh. Bệnh nhân đi vào rối loạn đa cơ quan và có nguy cơ tử vong. Trong khi đó, người bệnh ở thể viêm màng não có tiên lượng điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ đứng trước những nguy cơ về biến chứng lâu dài như liệt, điếc, hệ thần kinh bị ảnh hưởng...

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh

Ba ngày sau khi ăn tiết canh, người đàn ông xuất hiện triệu chứng sốt cao, rét run và phải nhập viện cấp cứu.

Người phụ nữ nhiễm liên cầu lợn không rõ nguồn lây

Sau khi đi bán vé số về nhà, bà H. xuất hiện triệu chứng sốt cao liên tục, kèm nôn mửa. Kết quả xét nghiệm cấy dịch não tủy cho thấy bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm