1. Quên uống thuốc tránh thai
Theo Woman's Day, rối loạn hormone là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh ở phụ nữ.
Đối với người dùng thuốc tránh thai, việc quên uống thuốc sẽ tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngày "đèn đỏ" có thể không xuất hiện hoặc rong kinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi biện pháp tránh thai đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt (ngoại trừ bao cao su). Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp kiểm soát sinh sản nào.
2. Căng thẳng kéo dài
Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng nguy hiểm tương đương với việc bạn phải hút thuốc thụ động. Khi bạn căng thẳng, lo lắng, tuyến thượng thận sẽ tiết adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim, huyết áp.
Vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, prostaglandin làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tình trạng thành tử cung co bóp mạnh, gây nên chứng đau đầu trong chu kỳ của phụ nữ.
3. Ngủ thất thường
Ngày nay, nhiều người khó có thể duy trì thói quen ngủ 8 giờ mỗi ngày. Một nghiên cứu trên Tạp chí Chăm sóc sức khỏe phụ nữ quốc tế cho biết, thiếu ngủ, giấc ngủ thất thường có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Thời gian ngủ không cố định làm nồng độ melatonin trong máu thay đổi, khiến chu kỳ kinh không đều, có thể gây đau bụng.
4. Uống cà phê
Cà phê là một chất kích thích. Nó có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, mất ngủ và khó chịu. Uống quá nhiều cà phê sẽ khiến các chức năng của cơ thể rối loạn, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và gây đau bụng trong chu kỳ.
5. Vận động quá nhiều
Việc tập luyện nghiêm ngặt thường xuyên, kết hợp với lượng chất béo trong cơ thể thấp sẽ gây sức ép khiến não ngừng sản sinh hormone sinh sản, có thể khiến kinh nguyệt không đều.
Vì vậy, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để cải thiện các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Thói quen vận động 30 phút mỗi ngày giúp giảm các cơn đau trong kỳ kinh.