Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim

Giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, cho hay chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, kết hợp yếu tố môi trường bị ô nhiễm khiến nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Thông tin được Giáo sư, tiến sĩ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội), chia sẻ vào ngày 5/4.

Theo ông, những năm gần đây, các ca cấp cứu do mắc bệnh tim mạch tăng. Tại Bệnh viện E, mỗi năm, khoảng 1.900 bệnh nhân cần can thiệp mạch vành. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ dưới 50 tuổi đến viện cũng tăng, thay vì 60-70 tuổi như trước.

Vì vậy, chuyên gia này nhận định có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Thứ nhất, sự gia tăng bệnh nhân liên quan tim mạch nằm trong xu thế chung của thế giới, đặc biệt là các rối loạn chuyển hóa.

Thứ hai, Việt Nam là nước đang phát triển nên chế độ sinh hoạt, ăn uống, cường độ lao động chưa theo quy chuẩn, chưa kịp thích nghi, khiến các bệnh không lây nhiễm càng cao.

Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm từ không khí, nước, tiếng ồn, thực phẩm cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này... "Chúng cộng hưởng khiến bệnh lý không lây nhiễm nói chung, nhồi máu cơ tim nói riêng đều tăng", bác sĩ Thành phân tích.

Nguyen nhan nguoi tre bi nhoi mau co tim anh 1

Bác sĩ Bệnh viện E điều trị người mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Thanh Xuân.

Giám đốc Bệnh viện E đề nghị trong tương lai, bảo hiểm y tế cần mở rộng sàng lọc, tầm soát cho những người có nguy cơ, tránh tình trạng mắc bệnh mới điều trị vì rất phức tạp.

"Trên thế giới, phụ nữ ngoài 40 tuổi đều được chụp vú để sàng lọc ung thư. Ở Việt Nam, nam giới ngoài 40 tuổi cần được chụp mạch vành để tầm soát bệnh mạch vành, sau đó mới điều trị các bệnh lý nền. Đặc biệt, những người có cha mẹ hoặc gia đình có người mắc tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, cần được ưu tiên", Giáo sư Thành nói.

Lãnh đạo Bệnh viện E cho biết thêm điều đáng mừng là hiện nay, bệnh nhân đột quỵ đến viện sớm hơn nên nhiều trường hợp được cứu sống, không để lại di chứng.

Thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là dưới 4 tiếng. Khi bệnh nhân được vận chuyển tới đơn vị cấp cứu liên hoàn, thời gian càng được rút ngắn hơn, tạo điều kiện phục hồi các chức năng tốt.

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Thảo Nguyên, Trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, cũng cho biết nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ tay nghề bác sĩ tốt, cùng với việc chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, ngày càng có nhiều người già bị nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống.

Bệnh nhân 38 tuổi bị đột quỵ

Người phụ nữ đột nhiên xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn nhiều, sau đó suy giảm ý thức và dần rơi vào hôn mê.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm