![]() |
Huyết áp cao sau sinh là tình trạng cần được kiểm soát nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Ảnh: Parents. |
Sau sinh, phụ nữ không chỉ đối mặt với những đêm mất ngủ và khó khăn khi nuôi con, mà còn chịu nhiều vấn đề thể chất lẫn tinh thần, từ nhiễm trùng đến trầm cảm.
Đặc biệt, tăng huyết áp (trên 140/90 milimét thủy ngân hoặc mmHg) cũng là vấn đề các bà mẹ mới phải đối mặt sau sinh. Nó ảnh hưởng đến khoảng 2% phụ nữ mang thai, thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu đến 6 tuần sau khi sinh.
Chia sẻ với Health Shots, TS Sadhna Singhal Vishnoi, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Cloudnine (Ấn Độ), khuyến cáo tình trạng này cần được theo dõi và điều trị cẩn thận, vì tăng huyết áp sau sinh không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy tim, suy thận.
Triệu chứng nhận biết
Tăng huyết áp sau sinh không phải lúc nào cũng biểu hiện những dấu hiệu đáng chú ý, nhưng nếu có, nó có thể bao gồm:
- Đau đầu dữ dội có thể không thuyên giảm bằng thuốc giảm đau
- Tầm nhìn mờ
- Độ nhạy sáng
- Đau ngực
- Hụt hơi
- Chóng mặt hoặc lú lẫn
- Sưng ở tay, chân hoặc mặt
- Buồn nôn
- Nhịp tim nhanh (đánh trống ngực)
- Giảm tiểu tiện
Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, các vấn đề về thị lực, đau ngực hoặc khó thở, hãy nói với bác sĩ. Những dấu hiệu này có thể chỉ ra các biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật sau sinh hoặc đột quỵ.
![]() |
Huyết áp cao sau sinh có thể dẫn đến suy tim. Ảnh: Shutterstock. |
Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính gây ra chứng tăng huyết áp sau sinh bao gồm:
Có tiền sử tăng huyết áp
Huyết áp cao không phải là điều chỉ những bà mẹ mang thai hoặc mới sinh mới gặp phải. Những phụ nữ bị huyết áp cao mạn tính ngay cả trước khi mang thai có thể tiếp tục gặp phải tình trạng này ngay cả sau khi sinh con. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp sau sinh.
Tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ
Phụ nữ có thể mắc các rối loạn tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm cả tăng huyết áp thai kỳ. Chúng có liên quan đến nguy cơ cao bị tăng huyết áp sau sinh, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học lâm sàng và Sức khỏe toàn cầu năm 2024.
Trong tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, huyết áp cao phát triển trong thời kỳ mang thai có thể kéo dài sau khi sinh con.
Thay đổi nội tiết tố
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai mới trải qua những thay đổi về hormone, hãy nghĩ lại. Sau khi sinh con, cơ thể sẽ trải qua những biến động lớn về hormone, chẳng hạn sụt giảm nhanh chóng estrogen và progesterone. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp.
Căng thẳng
Các bà mẹ mới sinh thường bị căng thẳng và thiếu ngủ, tình trạng này có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện những việc giúp giảm căng thẳng, đơn giản như nghe nhạc êm dịu hoặc thiền hoặc viết ra suy nghĩ của mình trong nhật ký.
Các yếu tố lối sống
TS Vishnoi cho biết lượng natri cao, béo phì, hút thuốc và uống rượu có thể gây tăng huyết áp sau sinh. Tuy nhiên, bạn không cần vội tập luyện ngay. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi giảm cân sau thai kỳ. Đồng thời, nên cắt giảm thực phẩm nhiều muối, tránh xa rượu bia và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.