Ngày 14/7, Bộ Y tế ban hành công văn về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19 (F0).
Hướng dẫn được Bộ Y tế đưa ra dựa vào căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam.
Nhằm giảm số lượng bệnh nhân Covid-19 điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt tại những tỉnh, thành phố đang có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, Bộ Y tế đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện:
- F0 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế: Có thể cho xuất viện vào ngày thứ 10 khi đảm bảo 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.
- F0 phát hiện tại cộng đồng (kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR dương tính với nCoV) không có triệu chứng lâm sàng: Nếu có tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30), đưa vào cơ sở y tế cách ly và theo dõi, sau 24 giờ làm lại xét nghiệm. Nếu tiếp tục có tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30) hoặc kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2, cho bệnh nhân xuất viện và thực hiện giám sát y tế như trên.
- Người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện, trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày, tái dương tính: Không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh; không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục được theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng, liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: Duy Hiệu. |
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các F1 và người nhập cảnh (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế).
Sau đó, những người này tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo. Các trường hợp này cần thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly, bàn giao và theo dõi, giám sát y tế sau cách ly đảm bảo không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Về thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho đối tượng F1 thay thế cho Hướng dẫn ban hành vào ngày 27/6.
Bộ Y tế đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà; căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương có thể điều chỉnh Hướng dẫn cho phù hợp; tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc triển khai; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện. Sau khi thí điểm, các tỉnh đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và xem xét triển khai trên quy mô rộng hơn.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.