Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nhân viên ngân hàng bỏ việc để làm quản gia khách sạn 5 sao

Sau hơn một thập kỷ sống tại Australia, James Tan (35 tuổi) quyết định trở về Singapore để làm quản gia trong một khách sạn hạng sang.

Ảnh minh họa: The Economist.

Asia One thực hiện cuộc phỏng vấn với James Tan (35 tuổi, Singapore), người từ bỏ công việc trong ngành ngân hàng ở Melbourne (Australia) để trở về đảo quốc sư tử và trở thành quản gia cao cấp tại một khách sạn 5 sao.

'Người di cư ngược'

Được biết anh đã có thời gian dài sinh sống tại Melbourne. Anh có thể chia sẻ về hành trình đưa anh đến Australia và sau đó trở về Singapore?

Tạm biệt Singapore, tôi đến Melbourne, "thành phố đáng sống nhất thế giới", để theo đuổi giấc mơ du học ngành kế toán. Hội ngộ người bạn thuở nhỏ và hòa mình vào nhịp sống mới là những trải nghiệm đầu tiên trong hành trình 12 năm tại đây.

Melbourne quyến rũ tôi bằng những buổi brunch thư giãn bên ly cà phê flat white, những chuyến dã ngoại khám phá vùng Victoria và những cung đường đẹp như Great Ocean Road, Thung lũng Yarra.

12 năm ở Melbourne, tôi trưởng thành hơn rất nhiều.

Điều gì đã khiến anh quyết định trở về Singapore sau ngần ấy năm?

3 năm đại dịch, xa Singapore, xa gia đình, tôi chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ quá nhiều. Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân thôi thúc tôi trở về.

Câu hát "Có một nơi sẽ mãi ở trong tôi, dù tôi có chọn đi bất cứ đâu" trong bài Home của Dick Lee cứ vang vọng mãi. Melbourne tuy đã chiếm trọn trái tim tôi, nhưng Singapore vẫn luôn là một phần không thể thiếu.

James Tan,  nhan vien ngan hang,  bo viec ngan hang,  nhan vien quan gia anh 1

James (trái) và bạn bè khi còn ở Melbourne.

Theo kinh nghiệm của anh, người Singapore xa xứ thường được nhìn nhận như thế nào?

Người Singapore chúng tôi được nuôi dưỡng với tinh thần cầu tiến và sự xuất sắc ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, chúng tôi thường được ngưỡng mộ ở nước ngoài bởi sự chăm chỉ, kỷ luật và học thức cao.

Uy tín của Singapore với những tiêu chuẩn khắt khe trong kinh doanh, giáo dục, tài chính và quản trị đã mang lại cho chúng tôi sự kính trọng nhờ đạo đức làm việc đáng nể và kiến thức sâu rộng.

Bước chuyển nghề đầy bất ngờ

Từ ngành ngân hàng sang làm quản gia là một bước chuyển nghề nghiệp thú vị. Điều gì đã truyền cảm hứng để anh thay đổi nghề nghiệp?

Kết nối với mọi người và tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa là điều mang lại cho tôi sự thỏa mãn đặc biệt. Đó chính là điều tôi tìm thấy trong công việc ở lĩnh vực ngân hàng và khách sạn.

James Tan,  nhan vien ngan hang,  bo viec ngan hang,  nhan vien quan gia anh 2

James (trái) làm việc tại một khách sạn ở Melbourne.

Khi làm việc trong một ngân hàng ở Australia, tôi không chỉ thực hiện các giao dịch thông thường mà còn tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất dựa trên câu chuyện và hoàn cảnh của họ. Còn với vai trò quản gia trong một khách sạn sang trọng, yếu tố con người càng được đề cao, giúp công việc luôn thú vị và mới mẻ.

Điều tuyệt vời nhất trong ngành dịch vụ khách hàng chính là việc nuôi dưỡng lòng trung thành, xây dựng các mối quan hệ và thể hiện sự quan tâm chân thành trong từng khoảnh khắc.

Mỗi ngày, tôi đều được góp phần tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ, tôn vinh di sản của khách sạn. Tôi tự hào khi khách sạn chúng tôi được xếp hạng 6 trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2024.

Khía cạnh nào của công việc là thử thách nhất và điều gì mang lại nhiều phần thưởng nhất?

Thử thách lớn nhất trong công việc của tôi là phải dự đoán trước nhu cầu của khách và luôn sẵn sàng thích ứng với mọi tình huống. Mỗi chi tiết dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ, vì vậy tôi phải thấu hiểu sở thích, đáp ứng các yêu cầu phát sinh và xử lý mọi vấn đề một cách khéo léo và chu đáo.

Duy trì tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp của khách sạn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng, nhưng may mắn là tôi luôn có những "liều thuốc tinh thần" như một buổi mát-xa chân để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Anh có lời khuyên nào cho những người Singapore đang cân nhắc việc di cư hoặc những người nước ngoài đang nghĩ đến việc về nước?

Lời khuyên của tôi dành cho những ai đang sống xa nhà là hãy chủ động tham gia các câu lạc bộ, kết nối với cộng đồng đồng hương, tận hưởng cuộc sống mới đồng thời duy trì liên lạc với gia đình và bạn bè ở quê nhà.

An toàn cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Hãy tìm hiểu kỹ về thành phố bạn đang sống, học cách di chuyển an toàn và luôn cảnh giác. Trao đổi với người dân địa phương để biết thêm về những khu vực an toàn và tận hưởng hành trình khám phá của bạn. Sống ở nước ngoài sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và giúp bạn trân trọng quê hương hơn.

'Báo động đỏ' thiếu kỹ năng mềm ở nhân sự Gen Z

Cuộc khảo sát thị trường lao động tại Mỹ và Anh cho thấy nhiều sinh viên mới ra trường thiếu kỹ năng mềm, khiến các doanh nghiệp e ngại tuyển dụng.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không?

Như Phương

Ảnh: James Tan

Bạn có thể quan tâm