Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên văn phòng trồng buồng chuối để 'chữa lành'

Nhiều lao động trẻ kiệt sức ở Trung Quốc đã tìm ra cách độc lạ để giảm căng thẳng tại nơi làm việc, SCMP đưa tin hôm 4/6.

Xu hướng trồng trái cây để bàn, đặc biệt là chuối, đang trở nên phổ biến trên Xiaohongshu với hơn 22.000 lượt thích cho các bài đăng liên quan.

Người trồng trọt thường mô tả quá trình chuối chín là "ngăn chuối xanh" hay "ting zhi jiao lu" (tiếng Quan Thoại), nghe giống "ngừng lo lắng" trong tiếng Anh.

Vì thế, những quả chuối giúp giảm lo âu thường được mua khi còn xanh và bám trên buồng để nhân viên văn phòng tiếp tục trồng trong bình nước. Chúng có thể ăn được sau khoảng một tuần chăm sóc.

Tuy nhiên, niềm vui đích thực nằm ở quá trình chờ chuối chín. "Từ xanh tươi đến vàng ươm, mỗi khoảnh khắc đều tràn ngập hy vọng và bất ngờ. Chúng có khả năng xua tan mọi nỗi lo cũng như rắc rối của bạn", một cư dân mạng bày tỏ.

Ngoài ra, nhiều người nói rằng việc chia sẻ những quả chuối với đồng nghiệp có thể thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn ở nơi làm việc. Một số còn viết tên đồng nghiệp lên vỏ chuối - ý muốn "để dành" trước khi đưa cho họ. “Chuối để bàn khơi gợi cuộc trò chuyện một cách tự nhiên", một tài khoản bình luận thêm.

Tính riêng nền tảng thương mại điện tử Taobao đã có hàng trăm cửa hàng bán chuối. Nơi đắt khách nhất gần đây đã bán hơn 20.000 nải. Có người cho rằng xu hướng này nổi lên như chiêu trò tiếp thị của nông dân trồng chuối nhằm giải quyết tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm.

Ngoài chuối, một số lao động trẻ còn trồng dứa (thơm).

“Nơi làm việc của tôi giống như khu rừng nhiệt đới, đem lại cảm giác bước vào mùa xuân sớm”, người lao động họ Yang, khoảng 30 tuổi, trồng trái cây trên bàn và chưa có dấu hiệu dừng lại, cho biết.

Trong chuoi,  Trai cay,  van phong lam viec anh 3

Chuyên gia đánh giá việc tùy chỉnh góc làm việc theo sở thích sẽ gia tăng hạnh phúc của nhân viên. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Trước trào lưu này, nhà tâm lý học Yu Guangrui giải thích với tờ Shanghai Youth Daily: "Tùy chỉnh góc làm việc theo sở thích cá nhân cho phép người trẻ tạo ra cảm giác thân thuộc và an toàn trong không gian nhỏ bé của riêng mình. Từ đó, họ sẽ thấy hạnh phúc hơn khi làm việc".

Với thời gian làm việc trung bình vượt quá 49 giờ/tuần, nhiều lao động trẻ ở Trung Quốc thường xoay xở đủ cách để xả stress.

Tháng trước, xu hướng “hiệu ứng công viên 20 phút” đã lan truyền trên Xiaohongshu, khi nhân viên văn phòng nhận thấy ngay cả một chuyến dạo chơi ngắn ở công viên trong thành phố cũng có thể nâng cao sức khỏe và cảm giác hạnh phúc của họ.

Năm ngoái, giới trẻ Trung Quốc thậm chí coi việc ôm cây như một cách xoa dịu tâm trí.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Mai Vũ

Bạn có thể quan tâm