Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhập viện sau những chén rượu 'bạt mạng', bác sĩ chỉ cách phòng tránh

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ, Trưởng Khoa Hồi sức - Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, đưa ra lời khuyên phòng chống ngộ độc rượu, bia dịp Tết.

Một ca ngộ độc rượu phải thở máy ở Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa.

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ cho biết người bị ngộ độc rượu, bia cần phải được đưa đến bệnh viện sớm. Trường hợp được đưa đến bệnh viện sớm, khả năng hồi phục nhanh, nếu để quá nặng, ảnh hưởng từ ngộ độc rượu đến sức khỏe rất nặng nề, có người vượt qua "cửa tử" nhưng vẫn còn ám ảnh về sau.

Từng bị ngộ độc rượu vào những ngày cuối năm, anh T.P.V. (xã Phước Đồng, Nha Trang) chia sẻ, cứ gần Tết, hàng xóm, dòng họ thường hay tổ chức tất niên nên uống nhiều rượu.

Rượu chủ yếu là do các gia đình tự nấu rồi pha chế hoặc mua ở hàng quán. Giáp Tết năm ngoái, sau khi dự 2 bữa tiệc tất niên, anh V. thấy đau đầu dữ dội, buồn nôn, sau đó diễn biến nặng, hôn mê rồi không biết gì nữa.

Sau khi trở về từ phòng cấp cứu do uống nhiều rượu chứa methanol và bị ngộ độc cách đây không lâu, anh P.V.T. (xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh) cũng không dám uống 'bạt mạng' như trước nữa.

Anh T. chia sẻ: "Nghĩ tuổi còn trẻ khỏe nên uống liên miên, uống bất cứ thứ rượu gì có được, mua được nên tôi đã phải nằm viện hơn nửa tháng để điều trị. Tuy được các y, bác sĩ cứu sống, sức khỏe hồi phục ổn định nhưng giờ tôi không dám uống rượu nhiều như trước nữa".

nhap vien ngo doc ruou anh 1

TS.BS Nguyễn Lương Kỷ (bên phải) đưa ra nhiều cách đề phòng ngộ độc rượu, bia dịp cuối năm.

Từ nhiều trường hợp ngộ độc rượu, bia xảy ra dịp cuối năm, TS.BS Nguyễn Lương Kỷ đưa ra khuyến cáo để phòng chống ngộ độc rượu bia, cụ thể:

- Không uống các loại rượu bia không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác không rõ ràng hoặc các loại rượu ngâm cây cỏ, động vật khi chưa rõ độc tính và mức độ an toàn.

- Không được pha chế rượu từ các loại cồn công nghiệp, cồn y tế vì các loại cồn này có chứa methanol, một khi ngộ độc methanol nếu nặng sẽ gây mù và tử vong.

Methanol dễ dàng hấp thụ qua da, phổi, ruột và được chuyển hóa chậm qua gan. Chúng có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa, mù lòa, hoặc thậm chí tử vong. Methanol ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương, ngộ độc methanol công nghiệp xảy ra nhiều giờ sau khi uống phải, vậy nên phải tuyệt đối tránh.

- Không nên uống rượu bia khi đói, đang mệt hoặc khi đang uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý về tim mạch, các bệnh này dễ khởi phát cấp cứu sau khi uống rượu bia. Hậu quả là bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

- Không uống một lượng rượu, bia nhiều trong thời gian ngắn vì mỗi giờ gan chỉ chuyển hóa được 2/3 lon bia (tương đương 100 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh). Thực tế đã cho thấy, ngộ độc rượu vẫn xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể.

- Đặc biệt, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu, bia như nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt), bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê, yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt. Hay các biểu hiện da, môi tím tái, nôn nhiều, đau bụng… thì nên đưa đến cơ sở y tế ngay để được khám, điều trị.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

https://suckhoedoisong.vn/nhap-vien-sau-nhung-chen-ruou-bat-mang-bac-si-chi-cach-phong-ngo-doc-ruou-can-biet-169240111172544992.htm

Hà Đạo / Sức Khỏe & Đời Sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm